Charles Jencks được biết đến như là một nhà phê bình kiến trúc nổi tiếng, ông là người có công trong việc tạo ra Định nghĩa và thúc đẩy được nền kiến trúc Hậu hiện đại (Pót- Modernism) tiến lên.
Sinh năm 1939, và tới ba thập niên gần đây, ông liên tục cho ra đời nhiều cuốn sách phê bình kiến trúc và nghệ thuật, tổng kết các trào lưu, xu hướng kiến trúc, tác động mạnh đến cả các kiến trúc sư lẫn công chúng. Với ngôn ngữ và cách hành văn sắc bén, hấp dẫn, tất nhiên là có lúc quá khích, Charles Jencks được một phần không nhỏ các bạn đọc trong thế giới tư bản ủng hộ. Ông là Giáo sư thỉnh giảng của trường Đại học Tổng hợp Clifornia ở Angeles, ông còn giảng bài ở Anh, ở các nước châu Âu và Nhật Bản. Bên cạnh việc viết sách về kiến trúc đương đại, ông còn nói chuyện trên các chương trình truyền hình, thiết kế nhiều công trình kiến trúc, ông cũng sáng tác các mẫu đồ gỗ và đã được sản xuất ở Milan, Italia.
Charles Jencks đã viết và xuất bản những cuốn sách sau đây:
– Meaning in Architecture ( Ý nghĩa trong kiến trúc), ( cùng viết với George Baird), 1969.
– Architecture 2000, Predictions and Methods (Kiến trúc năm 2000, Dự báo và phương pháp), 1971.
– Modern Movements in Architecture (Các trào lưu hiện đại trong kiến trúc), 1973.
– Le Corbuisier and the Tragic View of Achitecture (Le Corbuiser và cái nhìn bi kịch của kiến trúc), 1974.
– The Language of Post – Modern Architecture (Ngôn ngữ kiến trúc hậu hiện đại), 1977, tái bản lần thứ 5, 1987.
– The Daydream Houses of Los Angeles (Những ngôi nhà Daydream của Los Angeles), 1978.
– Bizarre Architecture (Kiến trúc Hiện đại- Muộn), 1980.
– Sings, Symbols and Architecture (Những kí hiệu, biểu tượng và kiến trúc(viết cùng 2 người khác), 1980.
– Post – Modern Classicism (Chủ nghĩa Cổ điển Hậu hiện đại), 1980.
– Free – Style Classicism (Chủ nghĩa Cổ điển phong cách tự do), 1982.
– Architecture Toay (Kiến trúc ngày nay), 1982, xuất bản lần thứ hai, 1988.
– Abstract Representation (Sự biểu hiện trừu tượng), 1983.
– Kings of Infinite Space (Các nhà vua của không gian vô tận), 1983.
– Towards a Symbolic Architecture (Hướng tới một nền kiến trúc biểu tượng), 1985.
– What is Post- Modernism? (Hậu hiện đại là gì?), 1986, tái bản bổ xung1996.
– Post- Modernism, the New Classicism in Art and Architecture (Hậu hiền đại chủ nghĩa cổ điển mới trong nghệ thuât và kiến trúc), 1987.
– The Prince, the Architecture and the New Monarchy (Thái , các kiến trúc sư và chế độ quân chủ mới), 1988.
– The New Moderns, From Late to Neo- Modernism.( Kiến trúc Hiện đại mới, từ Hiện đại muộn đến Hiện đại mới), 1990.
Các cuốn sách và luận điểm của Jencks gây nhiều tranh luận, đặc biệt cuốn Language of Post – Modern Architecture – Ngông ngữ kiến trúc Hậu hiện đại – nằm trong số những cuốn sách được chú ý và gây phản ứng sôi động nhất.
Sự ra đời của cuốn sách và các luận điểm của Jencks không tách khỏi tình hình thực tế của xã hội và của kiến trúc những năm1960.
Vào thời điểm thập niên 60, văn minh công nghiệp phương Tây phát triển lên đến đỉnh điểm, xã hội các nước Tư bản chủ nghĩa có một bộ mặt hết sức “ phồn vinh “, nhưng đằng sau sự phồn vinh lại xuất hiện những nguy cơ, những nguy cơ này đẩy các xã hội phương Tây vào một “ thời kì bệnh hoạn”, sự phát đạt cao độ gắn liền với nguy cơ dầu lửa, thu chi không cân đối, hàng hóa dư thừa đi đôi với thất nghiệp. Cuối cùng là tốc độ sản xuất chậm lại, đưa đến những xung đột nghiêm trọng về chính trị, văn hóa tâm lý…Trạng thái đó của văn minh công nghiệp ảnh hưởng và không chế sự phát triển của kiến trúc, khiến kiến trúc, công năng hợp lý và kinh tế thực dụng trở nên giáo điều, khoa học kĩ thuật phát triển cao hơn làm cho kiến trúc tiêu chuẩn hóa và cơ giới hóa trở thành những cái hộp kính vô hồn. Mies Van der Rohe (1986- 1969) với phương châm mang tính chất như một danh ngôn “ ít tức là nhiều” với ý định tốt đẹp là theo đuổi công năng duy lý, tạo hình thuần khiết, sùng bái kĩ thuật phê phán gay gắt. Trào lưu hiện đại bộc lộ những sai sót do đã bài xích các yếu tố ngoại- kĩ thuật. Vì vậy, triết học nhân văn chủ nghĩa được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, khuynh hướng thẩm mỹ thay đổi : đòi hỏi kiến trúc phải tình cảm hơn, hình tượng hơn, phức tạp hơn ( có nghĩa là tình cảm hóa, hình tượng hóa và đa nguyên hóa).

Chính trong bối cảnh đó, Charles Jencks xuất hiện như một chủ soái, một người phát ngôn chính thức của trào lưu Hậu hiện đại để chống lại trào lưu hiện đại, Jencks lớn tiếng tuyên bố “ Kiến trúc Hiện đại đã chết”, với một giọng vừa đau thương, luyến tiếc vừa vui mừng. Trong cuốn ngôn ngữ kiến trúc Hậu hiện đại, Jencks đã quy kết ra một loạt nguyên nhân đã gây ra khủng hoảng, trong đó có câu “ chủ nghĩa Hiện đại đồng thời đã đem hình thức kiến trúc đặt lên một cao độ, và nội dung của kiến trúc hiện đại ở ở trên cao độ đó đã trở nên bị nghèo nàn hóa’. Sở dĩ, Jencks đã thuyết phục được nhiều người là ông đã sử dụng được các thành tựu của việc nghiên cứu ngôn ngữ học đương đại và đem ứng dụng, kết hợp nó vào nghiên cứu và phê bình kiến trúc.
Trong một xã hội đa nguyên của Tư bản chủ nghĩa, việc ủng hộ hay chống đối một tư duy, một tư trào mới là một hiện tượng không lạ. Jencks được nhiều người tán thưởng và cũng bị nhiều học giả có uy tín chống lại.
Trong những người tán thành, có kiến trúc sư Mỹ lão thành Philip Johnson, một bậc quyền uy trong giới kiến trúc Mỹ, nhưng vốn đã từng là môn đệ của Mies Van der Rohe ( và từng được gọi là “Mies Van der Rohe “, nay được gọi là John không Mies”). Philip Johnson tuyên bố :” Thay đổi là hiện thưc tuyệt đối trược mắt chúng ta”.
Trước khi có cuốn sách “ Ngôn ngữ kiến trúc Hậu hiện đại”, đã rời rạc xuất hiện một số trào lưu như” Non- modernism” (Phi hiện đại chủ nghĩa ) hay “ Anti- modernism” (Phản hiền đại chủ nghĩa), nhưng chỉ sau khi Jencks phê phán hiện đại chủ nghĩa và đề xuất lý luận Hậu hiện đại chủ nghĩa một cách có hệ thống, ngọn cờ Hậu hiện đại mới được dương cao và tiến vào chính trường.
Trước hết, Charles Jencks quan tâm đến sự phát triển ào ạt của ngành ngôn ngữ học thế kỉ X và nghiên cứu ứng dụng nó vào trong kiến trúc. Từ thập niên 50 trở đi, rất nhiều học thuyết và luận điểm mới về ngôn ngữ học đã ra đời và phát triển, phương pháp nghiên cứu Ngôn ngữ học truyền thống lấy miêu tả kịnh nghiệm làm cơ sở bị đả phá, đã hình thành phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học mới tìm ra một kết cấu ngôn ngữ chung xuất phát từ các loại hiện tượng ngôn ngữ, và những phát kiến này đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu các bộ môn khác nhau, trong đó có các lĩnh vực tâm lý học , lôgich học, triết học…
Lý luận của nhà triết học Ngôn ngữ học Abram Noam Chomsky (sinh năm 1928) được đánh giá cao. Đó là lý thuyết về “ Ngữ pháp sinh ra do sự chuyển đổi” nó cho rằng mỗi hệ thống ngôn ngữ đều có hai tầng lớp: tầng lớp dưới sâu và tầng lớp trên bề mặt, cú pháp của ngôn ngữ cũng bao gồm hai bộ phận cơ sở và chuyển đổi, bộ phận cơ sở sinh ra kết cấu tầng sâu, loại kết cấu này thâm nhập vào bộ phận ngữ nghĩa trở thành kết cấu bề mặt, ngôn ngữ đó thành hệ thống kí hiệu ngôn ngữ có ý nghĩa. Lý luận này của Chomsky ảnh hưởng và thâm nhập vào các lĩnh vực ngoại- ngữ pháp, có người tôn Chomsky là “ bậc thầy tư tưởng đương đại”
Sự tiến triển của triết học Ngôn ngữ đưa đến sự” chuyển hướng ngôn ngữ học”, các học giả của nhiều ngành khác nhau rất chú ý đưa ra những quan niệm và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học vào phạm vi nghiên cứu của mình. Và Charles Jencks cũng tiếp thu những kiến thức mới này rất sớm, trong cuốn sách của ông trích dẫn nhiều khái niệm liên quan đến ngôn ngữ như “kết cấu tầng sâu”, “kết cấu bề mặt”, “ Ý nghĩa “, “Giải mã”, “Ngữ nghĩa học”, “ Ngữ pháp học”, “Kí hiệu học”…
Jencks phê phán Mies và những người theo trường phái của Mies đã tạo ra một hệ thống kiến trúc nghèo nàn làm cho mọi người mê tín – chỉ dung một loại ngôn ngữ kiến trúc thông dụng duy nhất để biểu đặt các vấn đề công năng khác nhau, làm cho nhà ở, nơi hội họp, lớp học, trung tâm, học sinh sinh viên, cửa hàng và nhà thờ…đều giống nhau, và không có ý nghĩa.
Jencks phê phán Nhà Bảo tàng Hirchhorn ở Washington D.C (1973)” giống như một cộng sự bằng bê tông cốt thép, như là một cái lô cốt ở vùng Normandie”. Ông cho rằng kiến trúc Hậu hiện đại khác kiến trúc Hiện đại ở chỗ nó “giải mã hai lần”, “ giải mã kép”, mỗi lần giải mã như vậy lại “ mang nghĩa” khác nhau.

Charles Jencks đem những kiến trúc nào không là những cái hộp như” phong cách quốc tế”(Intenational Style) đều gọi là kiến trúc Hậu hiện đại, Ông khẳng định :”Nếu cần đưa ra một định nghĩa ngắn gọn, thì một kiến trúc sư Hậu hiện đại chủ nghĩa là một công trình ít nói lên hai mặt: một mặt, nó hướng về các kiến trúc sư và một số ít các nhân sĩ quan tâm đến hàm nghĩa của kiến trúc, mặt khác , nó hướng về các thị dân quảng đại quần chúng của địa phương, những người này luôn chú ý sự dễ chịu, tính truyền thống của nhà cửa và phương thức sinh hoạt..Điều đó có nghĩa là, kiến trúc Hậu hiện đại đặc sắc nhất phải bộc lộ ra tính chất nhị nguyên một cách rõ rệt, nó là một chứng bệnh tâm thần phân liệt có ý thức tỉnh táo” người ta có thể hiểu nền kiến trúc Hậu hiện đại của Jencks phải vừa cổ lại phải vừa kim, vừa thanh lại phải vừa tục, vừa cao quý lại vừa tầm thường, vừa quý tộc lại vừa bình dân.
Từ những phân tích trên, Jencks đưa ra nhận thức của mình về 6 loại đặc trưng của 6 phương diện Nghệ thuật kiến trúc Hậu hiện đại: chủ nghĩa Lịch sự, chủ nghĩa Phục cổ trực tiếp, phong cách địa phương mới, chhủ nghĩa Đô thị đặc định, ẩn dụ và siêu hình học, không gian Hậu hiện đại. Sauk hi xem xét xong đặc trưng sáu loại hình này (xem phần dưới), ta thấy Jencks đi đến kết luận là phải tiếp tục bước tiếp trên con đường chủ nghĩa chiết trung triệt để.
Chủ nghĩa lịch sử( Historicism) | Chủ nghĩa phục vụ cổ trực tiếp (Straught Revivalism) |
– Hậu hiện đại tiền kỳ- Nhân vật tiêu biểu: Robert Venturi- Charles Jencks bình luận:“Giống như là một con người khi đang làm một bố cục Cổ điển chủ nghĩa lại tuân theo một quy tắc Mỹ học của kiến trúc kiểu Quốc tế (hoặc giẩ ngược lại), đó là suy nghĩ điển hình của chủ nghĩa Hậu hiện đại”- Tác phẩm tiêu biểu: Headquarters Building, North Penn Visiting Nurse Association, 1960. | – Quan điểm của Jencks cho rằng: ở Anh, thế kỷ XVI, XVII, XVIII đều xây dựng kiến trúc Gôtích, tiếp theo là kiến trúc phục hưng gôtích (Gothic revival), nó khôn hề bị tiêu vong mà nhân dân ta ưa thích gọi là “ phong cách dân tộc” (National Style), cách làm cũ rất hay nhưng các nhà xây dựng ngày nay không nắm được nên toàn tạo ra các công trình kém cỏi, cần phải có sự sáng tạo trung thành với truyền thống và phục chế mang tính chất học thuật. |
(3) Phong cách địa phương mới(Neo – Vernacular) | (4) Tính đặc định + Nhà đô thị học= Sự phù hợp với khung cảnh(Adhocisme + Urbanist = Contextual) |
Sau khi chủ nghĩa xã hội Hiện đại làm cho phương thức Quy hoạch đô thị xấu đi, người ta dung nhiều “biện pháp cách tân hỗn hợp”. Cho nên, các thành công mới thường do coi trọng địa điểm, nơi chốn, khu vực. Phong cách địa phương mới nhìn chung không phục coỏ một cách nghiêm ngặt, mà là phong cách hiện đại, nhấn mạnh mái dốc và vật liệu gạch, tỉ xích nhỏ và nghệ thuật cao cấp | Jencks cho rằng sự thất bại của đô thị hiện đại là không coi trọng khung cảnh, cảnh quan, chỉ nhấn mạnh vai trò của bản thân kiến trúc không thôi, mà coi thường mối liên hệ của lưới, mạng trong đô thị, không suy nghĩ đến sự qua độ không gian bên ngoài vào kiến trúc bên trong. Cần phải coi trọng Contextualism ( Chủ nghĩa văn cảnh hay khung cành)- Nhân vật tiêu biểu: Ralph(1914) và Leon Krier |
(5) Ẩn dụ và siêu hình học( Metaphor and Metaphysics) | (6) Không gian Hậu hiện đại(Post – modern – space) |
Jencks cho rằng xã hội hiện đại thiếu tôn giáo và siêu hình học,(ảo tưởng) nhưng nghệ thuật kiến trúc có thể có công năng tinh thần đó. Ví dụ Nhà thờ Ronchamp, nhà hát Opera Sydney và nhà ga máy bay TWA ở New York. Kiến trúc Hậu hiện đại cần có ẩn dụ hay trái ngược với nó, cả minh họa trực tiếp. Ví dụ thành công khác là Casa Batllo ở Barcelona (1904-1906) của Antonio Gaudi, mặt tường cong minh họa cho ẩn dụ một câu chuyện cổ tích. | Jencks cho rằng chủ nghĩa Hiện đại nhấn mạnh không gian kiên trúc, nhưng các không gian này các hướng đồng nhất, phù hợp với lý tính. Kiến trúc Hậu hiện đại không bài xích cách làm này, nhưng them vào tính tập tục và tính lịch sử, có khi có cả màu sắc Barốc, phi lý tính, sụ thay đổi tỉ xích mãnh liệt, những kí hiệu quái dị, hiệu quả phối cảnh mơ hồ hoặc khoa trương. Có người gọi đây là phong cách Siêu thủ pháp chủ nghĩa (Supermannerist).- Ví dụ tiêu biểu: Kresge College, Univ of Califonia at Santa Cruz (1973), tác phẩm của Charles Moore |
Qua những phân tích trên, Charles Jencks đi đến kết luận là đã tiến tới xuất hiện một loại chủ nghĩa Chiết trung triệt để(Radical Eclecticism) :”Chủ nghĩa Chiết trung là sản phẩm tự nhiên của văn hóa có lựa chọn của những miền đất trống” Đại biểu cho xu hướng này, theo Jencks, là kiến trúc sư Mỹ Thomas Gordon Smith.
Những tác phẩm Hậu hiện đại ra đời đương thời và sau này chứng minh là chủ nghĩa Chiết trung có một sức sống nào đó:



Charles Jencks đánh giá cao vai trò truyền đạt, giao tiếp của kiến trúc Hậu hiện đại. Trong phần “The Modes of Architectural Communication”, ông chiếu theo cách thức của ngôn ngữ học, cho rằng phương thức truyền đạt của kiến trúc cũng nên có 4 loại : Ẩn dụ (Metaphor), Từ ngữ (Words), Cú pháp (Syntax) và Ngữ nghĩa học (Semantics)
Trong thực tế kiến trúc thế giới rộng lớn, các tác phẩm của những nhà kiến trúc Hiện đại – mới như Leo Ming Pei, Bernard Tschunmi, Fumihiko Maki, Richard Meir, Tadao Ando và các nhà Giải tỏa kết cấu chủ nghĩa như Fank O.Gehry đã thẳng tay bác bỏ các thủ pháp của kiến trúc Hậu hiện đại, tiếp thêm sức sống cho kiến trúc Hiện đại trên chặng đường lịch sử mới.
Tuy vây, sự ra đời của cuốn Ngôn ngữ kiến trúc Hậu hiện đại, với văn phong sắc bén, thông tin đầy đủ, có tính khái quát cao, cách viết thực sự cầu thị đã đưa Charles Jencks trở thành nhà phê bình, nhà lý luận số một của kiến trúc Hậu hiện đại. Những nhận xét quá khích bị châm biếm của ông sau này đã được ông cải chính. Vì vậy cuốn sách này vẫn là một tác phẩm quan trọng của một trong những tác phẩm của ông, vấn đề này về sau được Jencks nhìn nhận một cách đầy đủ hơn, thoáng hơn và thấu đáo hơn, rộng rãi hơn trong cuốn The New Moderns, from Late to Neo – Mordernism.
Trong cuốn sách này, ông đã tổng kết ra trong suốt 30 năm trời sau hiện đại (1960 -1990), đã có các dòng kiến trúc chính sau đây:
– Sculptural form ( Hình thức điêu khắc).
– Extreme Articulation ( Phương thức liên kết nhấn mạnh)
– Second Machine Aesthetics ( Thẩm mỹ cơ khí thứ hai).
– Slick – Tech ( Công nghệ – Bóng mượt).
– Twenties Revivalism ( Phục hưng những năm 20) Late- Modern space ( không gian hiện đại muộn)
Jencks đã có một trường nhìn khác với trường nhìn trước đây của ông, ông coi High- Tech thuộc về thời đại cơ khí thứ hai, thời đại thẩm mỹ : và Jencks đã trích dẫn câu nói của Oscar Wilde: ”Không gì nguy hiểm bằng trở nên quá hiện đại, nó có khuynh hướng phát triển mốt cũ một cách khá bất ngờ”.
Trở lại với vai trò của Charles Jencks trong nền kiến trúc Hậu hiện đại, ta có thể có một số nhận xét hay kết luận sau:
– Kiến trúc Hậu hiện đại với sự ra đời và phát triển của nó trong 30 năm qua là một hiện tượng tất yếu và phù hợp với các xã hội đa nguyên của phương Tây, đay là một hiện tượng văn hóa và có nguồn gốc từ những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ xã hội.
– Các nền kiến trúc Sau hiện đại, trong đó có kiến trúc Hậu hiện đại nói riêng, vẫn là bước tiếp theo có thể phê phán của kiến trúc Hiện đại, tuy về một mặt nào đó, nó có cách nhìn riêng hơn về công năng, hình thức, mỹ thuật, nó có những ảnh hưởng nhất định với đối với xã hội và làm cho hoạt đoọng kiến trúc thêm sôi động, và nó có sơ sở triết học là chủ nghĩa nhân văn , chống lại nguyên tắc kỹ thuật tối thượng
– Tuy vậy, nó chỉ là một phân nhánh, một cành cây trong cái cây lớn là toàn bộ nền kiến trúc phương Tây, cho nên ảnh hưởng của nó chỉ hạn chế trong phạm vi nhất định, và cách nhìn của nó đối với hình thức và truyền thống cũng có phần phiến diện và không tồn tại lâu dài.
– Ở nước ta, trên bề mặt tưởng như có một số tác phẩm chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hậu hiện đại phương Tây, nhất là từ ngày mở của, nhưng cách xử lý kiến trúc theo hướng này còn nông cạn, phù phiếm, và không có một sự liên hệ nào với nguồn gốc văn hóa của xã hội: vì vậy còn có những xu hướng tiến bộ hơn để chúng ta có thể tiếp thu và cho hội nhập vào nên văn hóa kiến trúc của chúng ta.