Kienviet – Đa số công trình công cộng ở Việt Nam hiện nay chỉ hoạt động 8 – 10 tiếng trong ngày, thời gian còn lại là đóng cửa/ nguội lạnh với xung quanh. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt không gian sinh hoạt cộng đồng (dành cho hoạt động văn hoá nghệ thuật ngoài trời, thể dục thể thao, vườn hoa, vui chơi trẻ em, sinh hoạt tổ dân phố…) trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Thông tin dự án:

Thiết kế: H&P Architects
Địa điểm: Huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam
Chủ trì thiết kế: Đoàn Thanh Hà & Trần Ngọc Phương
Nhóm dự án: Nguyễn Hải Huệ, Nguyễn Khắc Phước, Chử Kim Thịnh, Trịnh Thị Thanh Huyền
Diện tích khu đất : 685 m2
Tổng diện tích sàn: 881.5 m2
Hoàn thành: tháng 12/2013
Tình trạng: 10 đồ án đạt giải

pctt

Quan điểm thiết kế Nhà trưng bày Hoàng Sa:

Kết nối hoạt động sinh hoạt cộng đồng thường ngày vào trong công trình công cộng.

a. Đặc trưng quần đảo Hoàng Sa:

Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á. Các đảo trong quần đảo Hoàng Sa dù ít hay nhiều đều biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các atoll (rạn san hô vòng) Thái Bình Dương – được tạo thành do san hô phát triển cộng với sự lún chìm của vỏ trái đất tại các khu vực đảo. Về mặt hình thái, đảo thường có cấu tạo 3 phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng.

17-01-2014 3-05-51 CH

b. Ý tưởng:

Kết nối Không gian đóng/ tĩnh của nhà trưng bày với Không gian mở/ động của các hoạt động cộng đồng qua chất kết dính là “dòng chảy hoạt động” – do người dân tạo nên trong quá trình sử dụng

Ý tưởng kết nối này giúp xoá nhoà ranh giới giữa: bên trong – bên ngoài; trước – sau; biển đảo – đất liền; quốc gia – quốc tế; vật chất – tinh thần.

c. Giải pháp cụ thể:

Tổng thể công trình:

Tổng thể công trình hình thành từ 3 phần chính kết hợp theo chiều dọc, gợi lại hình thái Đảo điển hình:

17-01-2014 3-06-16 CH

Không gian các tầng:

Tầng hầm gồm: Hội trường mở (80 – 100 chỗ) có thể ngăn chia linh hoạt, bộ phận quản lý hành chính và các phòng phụ trợ

Tầng 1 (mặt đất) là không gian cộng đồng mở có thể tiếp cận tự do từ nhiều hướng, trang trọng chính giữa là sa bàn quần đảo Hoàng Sa.

Tầng 2 gồm: Không gian trưng bày cố định và Không gian trưng bày định kỳ hình vành khuyên

Mái nhà là vườn Hoàng Sa gồm: Hệ thống thái dương năng và các vườn rau sạch, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng và lương thực với cuộc sống ngoài biển đảo cũng như đất liền.

Năng lượng, Vật liệu, Nước:

Hình ảnh nổi bật của công trình là khối hình vành khuyên lơ lửng được bao quanh bởi lớp màng kim loại đục lỗ có tính thẩm mỹ cao (gợi đến hình ảnh san hô đá) và dễ dàng đóng / mở. Ngoài chức năng điều tiết vi khí hậu (thông gió, chiếu sáng) lớp màng còn đóng vai trò như là một tấm bảng lớn có thể hiển thị các dòng chữ, khẩu hiệu, tác phẩm nghệ thuật thông qua hệ thống đèn (hiển thị được nhiều mầu sắc và sắc độ) được điều khiển qua phần mềm máy tính.

Hình ảnh liên tưởng đến san hô đá của mô-đun cửa tạo nên lớp màng bao ngoài
Hình ảnh liên tưởng đến san hô đá của mô-đun cửa tạo nên lớp màng bao ngoài

Những bất lợi về hướng nắng phía Tây & gió Tây Nam cũng giảm thiểu khi được lọc qua rặng phi lao che chắn.

Năng lượng mặt trời được tích trữ và chuyển hoá thành điện năng để chiếu sáng cho công trình suốt quá trình vận hành.

Sử dụng kết cấu bê tông cốt thép hình (I 100) giúp giảm tiết diện cột (đường kính cột d = 150mm) tạo nên sự thông thoáng nhẹ nhàng cho công trình đặc biệt là khu vực không gian cộng đồng (tầng 1).

Hệ thống bể lọc, xử lý nước bên dưới nền công trình để tận dụng nguồn nước mưa và tái sử dụng nước sinh hoạt

Người sử dụng:

Người sử dụng sẽ được tiếp cận/ giáo dục từ chính những ứng dụng về cách ứng xử của công trình với thiên nhiên, với cộng đồng địa phương. Qua đó nắm rõ lịch sử chủ quyền và ý chí bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Quan điểm “Kết nối hoạt động sinh hoạt cộng đồng thường ngày vào trong công trình công cộng” giúp khắc phục sự thiếu hụt nghiêm trọng không gian sinh hoạt cộng đồng, xoá nhoà khoảng cách giữa công trình với người dân, đồng thời cấp thêm luồng sinh khí mới giúp tăng hiệu suất sử dụng công trình công cộng (lên đến 18 tiếng/ ngày, từ 5:00 đến 23:00) trên phạm vi cả nước.

Nhà trưng bày Hoàng Sa – Không gian cộng đồng mở – mang đậm tính nhân văn sâu sắc, phản ánh rõ nét tư tưởng lấy dân làm gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

pc-2 pc-1 pc mo cua noi that trung bay-1 sanh hoi truong Phoi cnah - dem phong lam viec tang ham Sa ban hoang sa - 2 sa ban hoang sa y tuong mat cat-mohinh mat bang hien trang kg trung bay - mo cua kg trung bay - dong cua kg cong dong-1 hoitruong

Xem tất cả ảnh trong bài tại đây:

Gallery not found.
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
12 head
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

47 head
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

79 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more