Thử nghiệm được bắt đầu trên một turbine gió mini được thiết kế bởi kiến trúc sư người Genova- Renzo Piano và phát triển với sự công tác cùng ENEL Green Power, một công ty đa quốc gia về năng lượng tái tạo của Ý, tại khu vực thử nghiệm Molinetto, thuộc Provincia di Pisa (cũng chính là trụ sở của trung tâm nghiên cứu ENEL).
Thông tin dự án:
Khách hàng: ENEL green power SpA
Nhóm thiết kế: Renzo piano building workshop, kiến trúc sư s.scarabicchi, e.donadel, m.rosato piano
Tư vấn: Đồ án được đóng góp từ studio favero và mian ở venice. (kết cấu, tư vấn hồ sơ thiết kế cuối cùng), và metalsystem của rovereto/ gan trento
Cách để cánh Chuồn Chuồn giữ ổn định trên không được mô phỏng theo sự phát triển của turbin gió nhằm chống lại các cơn gió có cường độ mạnh. Mô hình mới tuabin 2 cánh, mỏng hơn và chiếm ít không gian hơn loại 3 cánh cũ, rất khó để phát hiện trong môi trường cảnh quan, nhưng trên thực tế cho thấy nó có khả năng hoạt động tốt trong môi trường ít gió. Các tuabin gió phải làm việc tốt trong cả những cơn gió nhẹ nhưng đồng thời cũng phải không quay quá nhanh khi đứng trước cơn bão. Để giải quyêt vấn đề này, các loại turbin lớn hơn sử dụng cánh được thiết kế đặc biệt để có thể ngừng hoạt động khi đạt đến tốc độ cao hay là sử dụng hệ thống điều khiển vi tính có khả năng cảm biến với tốc độ của gió và sẽ tự động điều chỉnh góc quay của cánh. Công nghệ này rất tốn kém, tuy nhiên, vẫn không thể sản xuất đủ điện để bù đắp cho giá thành. Chính điều này đã dẫn đến sự ra đời của cánh Chuồn Chuồn.
Tận dụng được lợi thể của vật liệu nhẹ và độ đàn hồi của vật liệu composite (carbon, polycarbonate), cánh Chuồn Chuồn có thể khai thác cả những cơn gió nhẹ nhất, yêu cầu tốc độ gió chỉ 2m/s để cung cấp năng lượng liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc cánh Chuồn Chuồn có thể lắp đặt ở cả những độ cao thấp.


Tuabin được thiết kế với 2 cánh để hạn chế việc ảnh hưởng tới tầm nhìn trong không gian so với việc sử dụng loại 3 cánh như trước đây. Khi tuabin không hoạt động, 2 cánh ở vị trí thẳng hàng với cột trụ, trong trường hợp không có gió, tuabin hòa nhập hoàn toàn với môi trường xung quanh, trở thành một cột trụ mảnh cao 20m (65ft), đường kính 35cm (13inches), và 2 cánh thẳng đứng với đường kính chỉ 16m (52ft).

Cột mảnh, đường kính 35cm dựng thẳng đứng cao 20m, được cột chặt với nền bởi các đường cáp
Chỉ trong vòng 2 tháng, phiên bản thử nghiệm này đã tạo ra được tổng số hơn 1200Kw/h được đưa vào trong mạng lưới điện phân phối. Có nguồn tin cho rằng việc tung ra các sản phẩm này cho thị trường ở Ý sẽ bắt đầu sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm. Loại tuabin gió mini này là một phần của chiến lược nhằm cải thiện hiệu suất của năng lượng gió, khiến chúng trở nên hữu dụng hơn và ít bị ảnh hưởng từ sự gián đoạn gió. Mục đích là để phối hợp việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong những khu vực đông dân cư, nhờ vào việc phát triển nhiều thiết bị nhỏ ít gây ảnh hưởng đến cảnh quan, hài hòa với không gian kiến trúc và tự nhiên.
Sơn Huy – Kienviet.net
Dịch từ Designboom