Việc UBND TP.HCM quyết định chọn đại lộ Đông Tây, tức đường Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ làm “con đường di sản” khiến cộng đồng những người yêu mến Sài Gòn vui nức lòng. Bởi với họ, từ lâu “con đường di sản” này là một phần không thể tách rời trong tiến trình lịch sử hơn 300 năm của thành phố.
Kênh Tàu Hủ xưa
Cùng với rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ ra đời đã tạo thành một tuyến giao thương thủy lộ khép kín từ Tây sang Đông. Nhận thấy đây là địa điểm thuận lợi để làm ăn sinh sống nên khoảng nửa cuối thế kỉ 17, đầu thế kỉ 18, nhiều di dân người Hoa từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cù Lao Phố (Đồng Nai) đã giong thuyền về đây khai hoang lập ấp. Tuân thủ triệt để câu “nhất cận thị, nhị cận giang”, những người này đã chọn khu vực phụ cận địa điểm “trên bến dưới thuyền” mở làng nghề, cửa hiệu làm ăn buôn bán.
Một trong những nghề khá thịnh của người Hoa khu vực này thời đó là nghề làm gốm. Rất nhiều thương hiệu gốm nổi tiếng thời đó vẫn còn nhiều người nhớ đến như: gốm Cây Mai, gốm Hưng Lợi…Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, những lò gốm sứ nổi tiếng của người Hoa hiện nay không còn tồn tại. Có chăng, chỉ còn vài điểm sản xuất nhỏ lẻ với những mặt hàng đơn giảm như bếp lò, heo đất… và một vài đại danh gắn liền với nghề nghiệp như: Lò Gốm, Lò Siêu, Xóm Đất… Tiếp xúc với chúng tôi, thế hệ thứ 6 -7 của những người Hoa di cư ở khu vực quận 6 cho rằng, sẽ “rất làm tiếc” nếu như trong quá trình bảo tồn con đường “di sản” mà các nghề “di sản” này bị lãng quên!
Và con đường di sản hôm nay