Kienviet.net – Nhờ những chiếc máy in 3-D mà nha sĩ ngày nay có thể tạo ra những chiếc răng giả và những nhà sản xuất dụng cụ y tế có thể tạo ra những bộ phận thay thế nhanh chóng kịp thời. Hầu hết những sáng chế này đều rất hữu dụng nhưng lại không mấy hấp dẫn. Nếu cách đây 10 năm, việc in ra những tác phẩm sáng tạo nghệ thuật xuất sắc là một việc không tưởng thì rất may mắn, ngày nay những người nghệ sĩ lại đang thể hiện một khía cạnh khác của kĩ thuật công nghệ.
Tobias Klein, nghệ sĩ người Đức đã muốn hợp nhất kiến trúc nhà thờ của St Paul với cơ thể của chính ông. Việc phỏng đoán hình dáng và kích thước của quả tim thực sự là một thách thức, tuy nhiên Paul đã không phải do dự. Ông đã chụp một loạt ảnh cắt lớp và sau đó chỉ với một vài cú click chuột, đã có thể thoải mái nhìn ngắm phiên bản hình ảnh 3D trái tim mình. Sau đó ông đã phối hợp chúng với hình dạng kiến trúc mái vòm của St Paul, rồi gửi bản thiết kế vào máy in 3-D bằng việc đặt từng lớp, từng lớp vật liệu, để tạo ra một phương án đồng nhất. Kết quả là tác phẩm “Inversive Embodiment” đã ra đời – một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời đến khó tin, tác phẩm đã kết nối kiến trúc nhân tạo với cấu trúc cơ thể con người.
Triển vọng mới
Mong muốn hướng tới sự đổi mới: giảm về giá cả và tăng tính hữu dụng. Mặc dù kĩ thuật in 3-D không phải là một công nghệ mới và đã có sự bùng nổ về sự sáng tạo trong những năm gần đây, nhưng nó đã giúp các nghệ sĩ được thiết kế tự do hơn và giúp họ tạo nên những tác phẩm tuyệt vời.
Bernat Cuni – một trong những nghệ sĩ được đánh giá cao trong triển lãm, sử dụng những bức vẽ của trẻ em và dùng phần mềm máy tính hỗ trợ để “thổi phồng” những hình ảnh đó lên như những trái bóng, biến những mảnh giấy ngệch ngoạch thành những tác phẩm điêu khắc mini.
Michaela Janse van Vuuren – một nghệ sĩ và là một người từng sản xuất rối đã tập trung vào những thiết kế chỉ có thể sử dụng kĩ thuật in 3-D. Tác phẩm con rối ngựa màu trắng của cô gồm những bộ cánh phức tạp được tạo ra bởi vô số mảnh được cài với nhau, tất cả chúng đều được in duy nhất một lần, điều đó có nghĩa là không có một quá trình lắp ráp nào bị phụ thuộc vào nhau và mảnh ghép luôn sẵn sàng để bán ngay tức thì.
“Hoàn toàn không có cách nào để có thể tạo ra những tác phẩm như thế này bằng việc sử dụng phương pháp truyền thống hoặc thủ công” – cô nói.
Thúc đẩy tài chính
Kĩ thuật in 3-D giúp những nghệ sĩ tiếp cận được với những khách hàng ở xa nhanh hơn. Janse Van Vuuren đang có trụ ở Nam Mỹ, cô nói rằng: “Kĩ thuật in 3-D giúp loại bỏ những rào cản. Thiết kế của tôi có thể được in tại một nơi gần với khách hàng và cũng có rất nhiều kho lưu trữ online để người mua có thể lựa chọn”. Những bảo tàng đã nhìn thấy sự hứa hẹn về tài chính ở kĩ thuật in mới mẻ này.
Xem tất cả ảnh trong bài tại đây:
Gallery not found.Thuỷ Emochip – Kienviet.net
Dịch từ CNN