Kienviet.net Vào khoảng thời gian đầu thập niên 1970 và đến thập niên 1980, thế giới triết học và thế giới kiến trúc được làm phong phú thêm nội dung của nó bằng khoa học Hiện tượng học (Phenomenology) và bằng môn học hiện tượng học kiến trúc (Phenomenology of Architecture). Các khái niệm về hiện tượng học kiến trúc nói chung bao gồm cách vận dụng và phương pháp Hiện tượng học một cách tự giác hay không tự giác để nghiên cứu mối liên hệ giữa con người với môi trường. Theo các nhà nghiên cứu tổng kết lại, với nội dung trung tâm của nó liên quan đến con người, môi cảnh, nơi chốn, địa điểm, kiến trúc, đô thị, nên Hiện tượng học kiến trúc còn được gọi là Hiện tượng học địa điểm, Hiện tượng học môi cảnh cư trú. Hiểu Hiện tượng học nói chung theo kiểu trên là hiểu Hiện tượng học theo nghĩa hẹp, theo nghiên cứu và trước tác của Chiristian Norberg – Schuzl – Nhà học giả kiến trúc Na Uy – là một loại lý luận kiến trúc mới được nghiên cứu và thiết lập.

Một thuật ngữ được gọi là hiện tượng kiến trúc trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc cố gắng để chống lại quyền bá chủ của hình ảnh trong 21 st thế kỷ
Một thuật ngữ được gọi là hiện tượng kiến trúc trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc cố gắng để chống lại quyền bá chủ của hình ảnh trong  thế kỷ 21

Những nghiên cứu và đề xuất trong các cuốn sách của Chiristian Norberg – Schuzl là “Tồn tại, Không gian và Kiến trúc” (Existence, Space anh Architecture) và “Tinh thần của địa điểm” (Genius Loci) được xem là những cột mốc quan trọng mang tính bước ngoặt đối với bản thân nghành kiến trúc, tuy vậy những ý tưởng này đều có nguồn gốc từ những phân tích và ứng dụng trước đó của nguyên lý hiện tượng học của Edmund Husseri và tư tưởng triết học hiện sinh của Martin Heidegger.

Nhà triết học người Đức Edmund Husseri là người sáng lập khoa học Hiện tượng học, xuất phát từ việc luận đàm về sự tồn tại và ý nghĩa tồn tại của con người, luận bàn về mối quan hệ cơ bản giữa con người với không gian xung quanh, và những luận đàm này xuất phát từ góc độ môn học Giải thích học, xuất phát từ ý nghĩa ban đầu và bản chất của địa điểm, của nơi chốn. Tiếp theo Martin Heidegger cũng là người Đức – đi sâu thêm trong việc khảo sát “ thuộc tính” và “chân lý” của sự tồn tại của con người và mối quan hệ giữa ba yếu tố thế giới – sự cư trú – kiến trúc, đề xuất những tư tưởng chủ đạo cho môn triết học Hiện tượng học.

Alison và Peter Sminthson ở Anh và Aldo Rossi ở Italia là những người đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ và ứng dụng phương pháp và nội dung của môn Hiện tượng học dùng cho nghệ thuật kiến trúc
Hai vợ chồng Alison và Peter Sminthson là những người đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ và ứng dụng phương pháp và nội dung của môn Hiện tượng học dùng cho nghệ thuật kiến trúc

Từ những cơ sở đó, các nhà Địa lý học và Nhân cách nhân loại học văn hóa có điều kiện đề xuất những lý giải mới về mối quan hệ con người – môi trường kiến trúc và phương thức hoạt động cụ thể của con người trong môi trường.

Hiện tượng học khích lệ việc coi trọng “trực giác”, coi trọng việc “xem”, việc “lãnh hội”, việc “quan sát bản thân sự việc” nhấn mạnh khái niệm “Thế giới cuộc sống” (Lebenwelt).

Các kiến trúc sư ở châu Âu, như vợ chồng Alison và Peter Sminthson ở Anh và Aldo Rossi ở Italia là những người đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ và ứng dụng phương pháp và nội dung của môn Hiện tượng học dùng cho nghệ thuật kiến trúc.

Alison và Peter Sminthson đã sử dụng các môi cảnh cụ thể như nhà ở, đường phố, khu vực để miêu tả sự cấu thành đô thị, cụ thể hơn so với việc “Phân khu công năng đô thị” (cách chia đô thị một cách trừu tượng thành 4 khu vực vui chơi, làm việc, ở và giao thông) của trào lưu hiện đại.

Alison và Peter Sminthson đã sử dụng các môi cảnh cụ thể như nhà ở, đường phố, khu vực để miêu tả sự cấu thành đô thị
Alison và Peter Sminthson đã sử dụng các môi cảnh cụ thể như nhà ở, đường phố, khu vực để miêu tả sự cấu thành đô thị

Aldo Rossi, trong cùng một thời điểm đó, đã quan niệm sự cấu thành đô thị gồm các khu nhà ở, các khu vực lịch sử và phân tích sự hình thành đô thị qua các thời đại lịch sử.

Phương pháp của các kiến trúc sư này là quan tâm đến địa điểm, nhóm người, sự vật, lịch sử và môi trường do các nhân tố này cấu thành cũng như nói mối liên quan giữa con người và môi trường.

Về nội dung cơ bản của Hiện tượng học kiến trúc, các nhà nghiên cứu lý luận kiến trúc tổng kết ra nó bao hàm 4 vấn đề:

  1. Chất lượng và thuộc tính của môi trường kiến trúc.
  2. Sự trải nghiệm và ý nghĩa của môi trường nhân văn.
  3. Thước đo văn hóa xã hội của môi cảnh kiến trúc.
  4. Mối liên hệ giữa 3 yếu tố địa điểm, kiến trúc và con người.

thermal-comfor3t

Vấn đề thứ nhất, đã có tổng kết cho rằng:

–       Môi trường kiến trúc bằng các yếu tố tự nhiên + các yếu tố nhân tạo.

–       Chất lượng của môi trường kiến trúc sẽ được tạo ra bởi sự liên hệ và tương tác giữa hai yếu tố trên.

–       Hai nhân tố cơ bản cấu thành thế giới là Trời và Đất.

–       Nhiệm vụ cơ bản của sáng tác môi trường kiến trúc là xây dựng, duy trì và phát triển các môi trường tự nhiên và nhân tạo một cách tích cực.

–       Có một mối liên hệ cũng như có một sự khác biệt giữa cấu trúc, hình thức của môi trường kiến trúc và môi trường tự nhiên là kiến trúc được cấu thành bởi bình diện nền, bình diện thẳng đứng và bình diện trên cao, đó là thế giới nhân tạo.

–       Trong khi đó không gian tự nhiên chịu tác động mạnh mẽ của các sức mạnh tự nhiên.

–       Chính vì vậy môi trường kiến trúc mang thuộc tính là có trật tự, tính thông tin và bao hàm một nội dung nhất định.

–       Về vấn đề thứ 2 – quá trình và ý nghĩa của môi trường kiến trúc của con người, nó chứa đựng hai nội dung:

a)      Thể nghiệm và cảm thụ ý nghĩa và thuộc tính của môi trường kiến trúc.

b)      Lý giải và đánh giá môi cảnh kiến trúc đó bằng tâm lý và hành vi.

Về mục a), nhà nghiên cứu Đan Mạch Steen Eiler Rasmussen trong cuốn sách “Thể nghiệm kiến trúc” đã phân tích rất sâu sắc các nhân tố môi cảnh kiến trúc mà ông cho rằng nó tác động mạnh đến thị giác, xúc giác và thính giác của con người, đó là: thực thể, không gian, bình diện, tỷ lệ, tỷ xích, màu sắc, chất cảm, nhịp điệu, ánh sáng và âm thanh. Các yếu tố đó làm phong phú và làm mạnh thêm quá trình sống của con người. Do đó, mối liên hệ mật thiết và đa dạng giữa môi cảnh kiến trúc và cuộc sống con người sẽ giúp con người lý giải một cách hoàn chỉnh và chính xác môi trường kiến trúc, đòi hỏi hình thức kiến trúc ngày một có ý nghĩa hơn, đẹp hơn.

Về mục b) nội dung của nó là kết quả của một số thành tựu về tâm lý học, mà kết quả này cho thấy con người trong môi cảnh kiến trúc luôn luôn có nhu cầu “định vị” bản thân. Sự nhận biết không gian đồng nghĩa với việc đòi hỏi không gian có tính quy thuộc. Một trong những đóng góp đáng chú ý này là phát kiến của Kevin Lynch về 5 nhân tố cấu thành hình ảnh kiến trúc đô thị: Lưu luyến, Khu vực, Canh biên, Nút và Cột mốc.

Kevin Lynch về 5 nhân tố cấu thành hình ảnh kiến trúc đô thị: Lưu luyến, Khu vực, Canh biên, Nút và Cột mốc
Kevin Lynch về 5 nhân tố cấu thành hình ảnh kiến trúc đô thị: Lưu luyến, Khu vực, Canh biên, Nút và Cột mốc

Đối với khái niệm đo lường “mức độ” xã hội và văn hóa của môi trường kiến trúc,nội dung của vấn đề là ghi nhận, hấp thu, chỉnh lý, giải thích, lý giải những thông tin chứa đựng trong kiến trúc về sự tiếp nhận được ít hay nhiều “sự huấn luyện”. “sự giáo dục” và “sự bồi dưỡng”.

Nhà học giả Mỹ Amos Rapoport đã từng nhấn mạnh đến tính tất yếu, tính bức thiết và tầm quan trọng của khái niệm được gọi là đo lường này đối với đối tượng kiến trúc.

Về mối liên hệ giữa 3 yếu tố địa điểm – kiến trúc – sự tồn tại, cần nắm rõ ý nghĩa bản chất của địa điểm, của nơi chốn chính là môi trường cư trú của con người, là “nhà”, là “nơi mà tôi thuộc về”.

Nói về bản chất của môi cảnh và cuộc sống, đồng thời cũng phải nói đến các nguy cơ đe dọa chúng, nói đến sự xác lập một cuộc sống thật sự với đúng nghĩa của nó.

Đó cũng là cốt lõi của những nghiên cứu của Chiristian Norberg – Schulz. Tóm tắt những vấn đề mà ông đã đụng chạm đến bao gồm:

  1. Nhận thức về Hiện tượng học kiến trúc.
  2. Cấu trúc và ý nghĩa của môi trường tự nhiên.
  3. Cấu trúc và ý nghĩa của môi trường nhân tạo.
  4. Tinh thần của địa điểm.

Theo Schulz thì “Hiện tượng học” không chỉ là một phương pháp quan trọng để khảo sát hiện tượng kiến trúc, mà còn là cơ sở và khuôn khổ để xây dựng một lý luận kiến trúc mới – đó là “Hiện tượng học kiến trúc”.

Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp hiện tượng học để nghiên cứu kiến trúc là cần thiết và có lợi, điều này cũng tạo khả năng mở rộng biên giới của phạm trù nghiên cứu ngành nghệ thuật này.

Cuốn sách “Tồn tại, Không gian và Kiến trúc” (Existance, Space and Architecture)
Cuốn sách “Tồn tại, Không gian và Kiến trúc” (Existance, Space and Architecture)

Hai cuốn sách “Tồn tại, Không gian và Kiến trúc” (Existance, Space and Architecture) và “Ý nghĩa trong kiến trúc phương Tây (Meaning in Westerm Architecture) của Chiristian Norberg – Schulz ra đời trong thập niên 70 và cuốn “tinh thần của Địa điểm” (Genius Loci) ra đời trong thập niên 80 đã giải thích các vấn đề sau đây:

–       Ý nghĩa nội hàm của “Không gian tồn tại” bao hàm không gian và tính chất định vị, định hướng (Orientation) cũng như xác nhận, nhận diện (Indentification) không gian ở đây biểu đạt mối quan hệ cơ bản giữa người và môi cảnh, không nên xem xét nó dưới dạng toán học và lô gích học cũng như xem xét nó dưới dạng một thực thể khách quan.

–       Theo đuổi một quan điểm lịch sử kiến trúc mới cho rằng một phong cách kiến trúc chân chính đều có hình thức kiến trúc cụ thể hóa được ý nghĩa tồn tại của con người và góp phần tìm ra cơ sở mới để con người tồn tại tốt hơn.

–       Cho rằng những luận điểm của Hegel là chính xác, đó là sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại của con người là một cấu trúc ổn định, mà các phong cách kiến trúc khác nhau chính là sự giải thích mang tính sáng tạo các cấu trúc đó.

–       Cho rằng tinh thần của địa điểm chính là nội dung cốt lõi của Hiện tượng học kiến trúc, và như vậy, địa điểm chính là nơi xuất phát của Hiện tượng học kiến trúc.

Theo Schulz, nội dung cơ bản của Hiện tượng học kiến trúc bằng môi cảnh tự nhiên + môi cảnh nhân tạo + địa điểm (nơi chốn).

Môi cảnh tự nhiên không hoàn toàn là một cấu trúc đồng nhất đặc định, nó có bản sắc (Identity) khác nhau do bầu không khí khác nhau, bầu không khí này lại do ba tính chất hợp thành, đó là tính lãng mạn (Romantic), tính thống nhất (Cosmic) và tính cổ điển (Classical).

Schulz: “Nhiệm vụ chủ yếu và nội dung cơ bản của môi trường nhân tạo là cụ thể hóa các hiện tượng tự nhiên và xây dựng một quan hệ tích cực có ý nghĩa với nó
Schulz: “Nhiệm vụ chủ yếu và nội dung cơ bản của môi trường nhân tạo là cụ thể hóa các hiện tượng tự nhiên và xây dựng một quan hệ tích cực có ý nghĩa với nó

Trong khi đó, cấu trúc và ý nghĩa của môi trường nhân tạo lại có mối liên hệ trực tiếp hơn và không nên quan niệm nó là một sản phẩm thực dụng, xuất hiện một cách võ đoán vì như vậy ta chỉ mới quan tâm đến một nửa vấn đề là cấu trúc mà chưa quan tâm đến nửa kia là ý nghĩa.

Theo Schulz: “Nhiệm vụ chủ yếu và nội dung cơ bản của môi trường nhân tạo là cụ thể hóa các hiện tượng tự nhiên và xây dựng một quan hệ tích cực có ý nghĩa với nó “và” ba loại phương thức cơ bản để môi trường nhân tạo liên hệ với môi trường tự nhiên và Hiển thị (Visualization), Bổ sung (Complementation) và Tượng trưng (Symbolization).

Những vấn đề trình bày trên đây cho ta thấy dễ dàng hơn khi bàn về bản sắc của từng địa phương, từng nước hay từng khu vực. Một đường phố Đức mang không khí Trung thế kỷ khác một khu phố cổ ở Italia, lại càng khác các khu phố Hutong (Hồ đồng – ngõ nhỏ) ở Trung Hoa, kiến trúc ở Phần Lan của Alvar Aalto cũng khác với kiến trúc của Oscar Niemeyer ở Brazil.

Trung tâm then chốt của khái niệm Hiện tượng học kiến trúc chính là “Tinh thần của nơi chốn”, “Cái hồn của địa điểm”. Địa điểm là gì nếu không phải là một chỉnh thể kết hợp một cách hài hòa và có ý thức môi cảnh nhân tạo và môi cảnh tự nhiên, cộng thêm với tọa độ, với phương vị của khu vực. Cấu trúc của địa điểm có thể tương đối ổn định, cũng có thể biến đổi trong phát triển. Ta có thể lấy rất nhiều trung tâm đô thị, rất nhiều quảng trường để minh chứng cho quan niệm trên đây.

Kế thừa, duy trì và phát huy được linh hồn, được tinh thần của địa điểm, có thái độ chính xác với khái niệm triết học này, chính là sự đòi hỏi thực sự cầu thị trong nghiên cứu và thiết kế kiến trúc đối với mỗi kiến trúc sư. Thế giới đã đi trước chúng ta không những bằng lý luận mà còn bằng những ví dụ cụ thể, chính vì vậy đào sâu thêm vấn đề và tạo được những nghiên cứu tình huống là cần thiết ở Việt Nam, nó sẽ góp một phần vào việc giải tỏa cho chúng ta cái ẩn ức lâu nay là bản sắc kiến trúc là gì và nó như thế nào.

Những vấn đề về khung cảnh kiến trúc (The Context Of Architecture), bao gồm môi trường đô thị (The Natural Environment) và môi trường nhân văn (The Human Environment) đang được thế giới quan tâm và gặt hái được nhiều thành tựu. Đó còn là những khoảng trống đối với chúng ta và cũng là trách nhiệm văn hóa của giới kiến trúc Việt Nam.

KTS Đặng Thái Hoàng – Lược thuật theo tài liệu nước ngoài

Biên tập: KTS Thái Linh – Anna Heey

 

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more