“Rất khác với cách bảo vệ di sản gần đây: bàn thảo nhiều chiều nhưng có có chung tình trạng thiếu tư liệu, thiếu cơ sở định lượng, mô tả đúng phương pháp. Không tư liệu đo lường định lượng thì khảo cứu định tính, chủ quan, giải pháp mơ hồ …di sản thì mòn mỏi hư hỏng…”
Bảo tồn di sản kiến trúc không chỉ bằng cảm xúc
Làng cổ, di sản kiến trúc là mối quan tâm của hầu hết KTS, họ tìm hiểu tiếp cận nó ngay từ khi là sinh viên, đôi khi còn sớm hơn – trước khi quyết định theo đuổi nghề này . Đã thành sinh hoạt thường niên, những tháng cuối mùa Xuân hàng năm, KTS Hà Nội tổ chức đến các vùng miền có di sản kiến trúc, nên họ cảm nhận được niềm tự hào của người dân khi quê hương mình được tôn vinh .
Nhớ năm nào về làng Phù Đổng, gần 200 KTS Hà Nội được dân làng thức suốt đêm làm bánh trôi bánh chay khoản đãi, họ tự hào về làng quê của mình mời được mấy trăm KTS về thăm làng, những mong lời đẹp đồn xa, tình người lan xa…Không có làng quê Việt nào mà người dân không tự hào nơi chốn quê hương, muốn danh thơm được thiên hạ thừa nhận. Nên hay tin bà on Đường Lâm trả lại cái danh thơm ấy hẳn các KTS không khỏi băn khoăn, lo âu day dứt.
![]() |
![]() |
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2011 và quy hoạch xây dựng – giao thông Đường Lâm treo tại Nhà văn hóa xã Đường Lâm ( tháng 7/2013)
Cầu Hồng , thành Biện Lương thời Bắc Tống (TQ), trích đoạn trong bức tranh “ Thanh minh thượng Hà Đồ “ mô tả kết cấu cầu gỗ , tầu thuyền , y phục …vẽ từ TK11 nhưng có giá trị tư liệu để xây dựng các tác phẩm hội họa , điện ảnh ngày nay . Ảnh phố cổ Hà Nội được nhân bản vô tính bằng kỹ xảo đồ họa vi tính …trông phố Hà Nội xếp đều như trại lính

Điều gì là quan trọng nhất, đáng lưu tâm đầu tiên trong mọi dự án nghiên cứu bảo tồn loại hình di tích như Đường Lâm, Đồng Văn,…?
Cũng theo ông Nguyễn Hùng Sơn ( tháng 7/2013): năm 2005 làng có 500 ngôi nhà cổ đến nay (2013) chỉ còn 100 nhà, ngoài ra còn 50 di tích đình, đền, chùa, miếu…Nhưng khi hỏi BQL có xây dựng bản đồ di tích, vẽ ghi không thì ông cho hay là đang làm, BQL mới tuyển KTS đo vẽ ( thực ra là chưa có ?!).
Vậy điều quan trọng nhất của công tác bảo tồn di sản hiện nay là thiếu (hoặc không có) hồ sơ di sản. Bàn luận về di sản thì nhiều vị tham gia sôi nổi , mặc cho nhưng hình hài của nó thì không thấy đâu .. Khi ông Sơn cho hay có bản vẽ Đường Lâm treo ở Nhà văn hóa xã,chúng tôi quay lại tìm thì lại không phải , đó là bản đồ phân loại sử dụng đất và dự kiến mở đường , không phải bản vẽ quản lý, mô tả di sản. Không có hồ sơ quản lý thì quản lý bằng gì , nên 80% nhà cổ biến mất sau 8 năm Đường Lâm được công nhận là làng di tích cũng là điều dễ hiểu.
![]() |
![]() |
Dựa vào bản vẽ địa chính làng Bưởi ( 1932) vẽ ghi và ảnh chụp, các KTS vẽ lại Đình làng Hồ Khẩu và chùa Vệ Quốc trên đường Thụy Khuê – cả 2 công trình này đã biến dạng

3 trong 24 tấm x600 x1600 ,trích đoạn Hà Nội xưa của cố họa sĩ Nguyễn Thế Khang – ông đã dành hàng chục năm để khảo cứu tư liệu , vẽ ghi công trình KT cổ HN để hoàn thành bức tranh 1994.
KTS Trần Huy Ánh /Ảnh tư liệu Hanoidata
Theo tạp chí Kiến trúc Việt nam