Ngôi nhà Quang học (Optical Glass House) nằm giữa các tòa nhà cao tầng ở khu buôn bán nhộn nhịp của Hiroshima, ngay sát đường lớn với mật độ giao thông đông đúc. Với chiến lược thiết kế hướng tới sự yên tĩnh và không gian riêng tư cho người sử dụng, tách biệt khỏi dòng người và xe ồn ào bên ngoài bức tường, dẫn lời kiến trúc sư ”. Khung  cảnh yên tĩnh của dòng phương tiện giao thông bên ngoài làm phong  phú thêm không gian sống bên trong ngôi nhà”.

1377388_516645835095056_1011043887_n (1)

Khu vườn đươc nâng lên tầng 1 để dành không gian cho Gara nằm ở tầng trệt, kiến trúc sư sử dụng 6000 viên gạch kính để tạo ra 2 bình diện cho mặt đứng của tòa nhà .

578030_516645991761707_1804526554_n (1)

Ánh sáng xuyên qua lớp kính tạo thành những tia sáng nhảy múa trên tường và bao phủ các khóm cây Thích, Tần Bì, Nhựa Ruồi trong vườn.

dezeen_Optical-Glass-House-by-Hiroshi-Nakamura_11

Dẫn lời kiến trúc sư: ”Mặt đứng ngôi nhà được tạo ra tựa như dòng thác chảy xuống, khuếch tán ánh sáng và lấp đầy không gian bởi bầu không khí an lành và tươi mới”.

dezeen_Optical-Glass-House-by-Hiroshi-Nakamura_7b

Một căn phòng được mở ra phía sau và chỉ được ngăn cách với khu vườn bởi một tấm rèm nhựa tráng kim loại siêu nhẹ. Tấm màn này gấp lại sẽ để lộ ra mặt kính thứ 2 của căn phòng nơi nằm tiếp giáp với một mặt cầu thang trung tâm. Một cầu thang được tổ chức để dẫn lối vào ngôi nhà. Đồng thời, giếng trời được tạo ra phía trên, đem lại nhiều tầng ánh sáng cho ngôi nhà.

1379391_516645885095051_1852899071_n

Khu vườn thứ 2 nằm ở phía sau ngôi nhà, phòng cho trẻ con nằm về hai đầu nhà trên tầng cao nhất, phòng ăn và phòng bếp được bố trí tại tầng 1. Phòng giải trí, phòng Nhật (Japanese room) và phòng ngủ bổ sung có thể thấy tại tầng trệt.

dezeen_Optical-Glass-House-by-Hiroshi-Nakamura_13

Hiroshi Nakamura đã làm việc với Kiến trúc sư Kengo Kuma trước khi ông thành lập văn phòng riêng năm 2002. Những dự án của ông trước đây là bảo tàng Roku, một không gian trưng bày nhỏ với bức tường nhẹ nhàng uốn cong.

1234521_516645961761710_741266388_n (1)

Dưới đây là một vài thông tin từ kiến trúc sư :


Ngôi nhà nằm giữa các tòa nhà cao tầng ở khu buôn bán của Hiroshima, ngay sát đường lớn với mật độ giao thông  đông đúc. Với mục đích hướng đến sự riêng tư và yên tĩnh, chúng tôi đặt khu vườn sát ra phía ngoài và sử dụng gạch kính cho bề mặt hướng ra đường. Tất cả các phòng trong nhà đều hướng ra khu vườn,  khung  cảnh yên tĩnh của dòng phương tiện giao thông bên ngoài  làm phong  phú thêm không gian sống bên trong ngôi nhà.

Vị trí căn nhà trong tổng thể khu phố
Vị trí căn nhà trong tổng thể khu phố
Mặt bằng trệt
Mặt bằng trệt

Ánh sáng từ hướng Đông, khúc xạ qua lớp tường kính, tạo ra những lớp ánh sáng khúc xạ tuyệt đẹp. Mưa xuyên qua khoảng trống phía trên sân vườn để lại những dấu ấn trên sàn sảnh vào. Ánh sáng len qua những tán cây lấp ló trên sàn phòng khách, tấm rèm nhựa siêu nhẹ tung bay trong gió. Mặc dù nằm tại khu vực trung tâm sôi động của thành phố, ngôi nhà vẫn đem đến cho chủ nhà cảm nhận về sự chuyển biến của ánh sáng, của không gian, thời gian mỗi ngày, cũng như sự thay đổi thời tiết theo mùa trong năm.

Mặt bằng tầng 1
Mặt bằng tầng 1
Mặt bằng tầng 2
Mặt bằng tầng 2

Section A-A

Mặt tiền sử dụng kính quang học

Mặt tiền được che phủ bởi khoảng 6000 viên gạch kính (50mm x235mm x50mm). Vật liệu kính trong suốt với tỉ trọng lớn, cách âm hiệu quả, mở ra một không gian xanh với khung cảnh thành phố mờ ảo phía sau. Để tạo ra một mặt tiền như vậy, những người thợ đúc kính lành nghề đã được thuê để tạo ra những viên kính trong suốt hoàn hảo từ borosilicate – nguyên liệu cho thủy tinh quang học. Quá trình đúc khá phức tạp, vì nó đòi hỏi quy trình làm nguội để loại bỏ tạp chất trong kính và yêu cầu chính xác về kích thước.

1378882_516646131761693_501823505_n
Gạch Kính quang học
1236627_516646165095023_417608727_n
Xưởng sản xuất gạch kính

Thác nước

Bức tường kính lớn với kích thước 8.6 m x 8.6 m trên mặt tiền, nó không thể đứng độc lập nếu xây dựng bằng cách đặt các khối kính chỉ với 50mm chiều sâu. Do đó, chúng tôi tạo ra các lỗ thủng trên các viên gạch kính và liên kết chúng lại bằng 75 thanh thép không gỉ, dùng bu lông chốt chúng lại. Cấu trúc như vậy sẽ căng về 2 bên, vì vậy chúng tôi xâu các viên gạch kính thành chuỗi trên thanh thép không gỉ (40 mm x 40 mm) cách nhau 10cm – thanh phẳng này được đặt bên trong khối kính dày 50 mm để nó ko lộ ra. Một mặt tiền trong suốt được tạo ra, khi ta nhìn từ một trong hai khu vườn hoặc đường phố. Mặt tiền ngôi nhà xuất hiện như thác nước chảy xuống, phân phát ánh sáng và đem lại không khí tươi mát trong lành.

dezeen_Optical-Glass-House-by-Hiroshi-Nakamura_16

Khu vực vệ sinh - tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
Khu vực vệ sinh – tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên

1379422_516646041761702_157504113_n

Cầu thang
Cầu thang
Một góc phòng ngủ nhìn ra khu vườn
Một góc phòng ngủ nhìn ra khu vườn

960005_516646045095035_757399852_n 1234115_516646125095027_1081161201_n

Thông tin dự án:

Tên dự án: Optical Glass House
Mục đích sử dụng: Nhà ở
Kiến Trúc sư: Hiroshi Nakamura & NAP Co.,Ltd.
Thiết kế kết cấu: Yasushi Moribe
Nhà thầu: Imai Corporation
Địa điểm: Naka-ku, Hiroshima-shi, Hitroshima, Nhật Bản
Diện tích khu đấ : 243.73 m2
Năm hoàn thành: 10/2012
Kết cấu: R.C.structure

Xem tất cả hình ảnh trong bài tại đây:

Gallery not found.

Mỹ Hạnh – Kienviet.net

(Dịch từ Dezeen)

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
carlabbott copy
Các phong trào quy hoạch – P1: Truyền thống cảnh quan

Học thuyết đầu tiên của Mỹ về quy hoạch đô thị ra đời từ việc quy hoạch cảnh quan và Read more

old new york
Các phong trào quy hoạch- P2: Kỹ thuật hạ tầng đô thị

Phần này đề cập tới kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm các vấn đề vệ sinh, cấp thoát Read more

ecobeamheader
Dầm Ecobeams và các lợi thế khi sử dụng.

Đây chính là công nghệ được áp dụng cho nhà ở giá rẻ của của kiến trúc sư nhóm Luyanda Read more

gardencityheader
Các phong trào quy hoạch – P3: Thành phố vườn

Howard đã khích lệ nhiều người đi sau và đầu thế kỉ 20 những ý tưởng của ông đã hai Read more

20congtirnhtieubieu
Tuổi trẻ online: 20 công trình kiến trúc thời Đổi mới: Nhiều dấu hỏi…

Một vài ý kiến nhân đề cử 20 công trình kiến trúc thời kỳ đổi mới trên báo Tuổi trẻ Read more

Công nghệ Novachip

Công nghệ Novachip được giới thiệu lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2006. Trong thời gian Read more