Với tư cách là một kiến trúc sư và cũng là một người tham gia giao thông, tôi thấy TP. Hà Nôi những năm gần đây đã quan tâm tới giao thông ngày một tốt hơn. Nhưng tôi có một mối quan tâm đặc biệt đến những cây cầu vượt.
PGS.TS Đặng Văn Bài: Không đơn thuần chỉ giải quyết vấn đề giao thông
Nếu nhìn ở góc độ một nhà nghiên cứu văn hóa với việc xây dựng những cầu vượt về giao thông, thực ra tôi đã có ý kiến nhiều lần rồi. Chúng tôi không được tham gia ý kiến vào việc thiết kế những cây cầu ấy, nên giờ đây có góp ý cũng là nói trên nguyên tắc tiếp cận mà thôi. Tôi nghĩ, dù thế nào đi nữa, nếu được trao đổi rộng rãi ý kiến với các nhà khoa học ở những lĩnh vực có liên quan thì người ta đều tìm ra được giải pháp tạo ra sự đồng thuận để xử lý hài hòa cái tưởng như là mâu thuẫn ấy. Giờ đây, nhìn rộng ra, để qui hoạch giao thông Thủ đô cũng vậy, phải xem xét trong tổng hòa mọi mối quan hệ. Trong đó, có mối tương quan giữa những công trình được xây lên với không gian văn hóa. Nếu cứ “đường ai nấy đi”, thì sẽ hỏng. Tôi thấy, hiện tại những cây cầu vượt mà chúng ta đang xây trong nội thành chỉ lưu ý đến chức năng thực dụng thôi, chứ không đáp ứng về mặt mỹ quan đô thị.
KTS. Đặng Việt Dũng – Trường Đại học Xây dựng: Cầu vượt vẫn chưa nằm trong tổng thể qui hoạch giao thông…
Theo ý kiến của tôi, TP. Hà Nội xây dựng cầu vượt cạn dưới góc độ về chức năng giao thông như vậy là hợp lý, ít nhiều đã giải quyết được xung đột, giảm thiểu ùn tắc tại các nút giao nhau. Điển hình như nút giao Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân, khi cầu vượt hoàn thành các phương tiện đã đi lại thuận tiện hơn và hiện tượng ùn tắc đã không còn nữa.