Theo các chuyên gia, hạn chế trong việc thoát nước kém của Hà Nội hiện nay vẫn là kịch bản quy hoạch thoát nước đã quá cũ.Sau khi khu vực Mỹ Đình bị ngập nặng do nước sông Nhuệ tràn vào, chiều 9/8, Công ty Thoát nước Hà Nội đã tháo nước sông Nhuệ tại cống Thanh Liệt vào sông Tô Lịch trong khu vực nội thành nhằm hạ mực nước.

Xả nước sông Nhuệ cứu nội thành

KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, người đã có thời gian nghiên cứu về thoát nước Hà Nội cho hay, việc xả nước vào nội thành trong thời điểm này là phù hợp. Vì xả nước tại hạ lưu, bên rìa quận Hoàng Mai tức vẫn là ven đô thị và đổ vào kênh dẫn Yên Sở là việc làm nằm trong phương án tiêu thoát của quy hoạch thoát nước Hà Nội. Mặt khác, khi nội thành ngập nặng thì hướng tiêu thoát sẽ ngược lại từ Yên Sở phân lưu một phần về Thanh Liệt sau đó xuôi dòng về Hà Nam.

Bàn về việc các khu đô thị mới ở Mỹ Đình bị ngập nặng có nằm trong kịch bản chống ngập úng của quy hoạch thoát nước Hà Nội, KTS Trần Huy Ánh cho rằng, đô thị mới cụ thể là phía Tây quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm úng ngập vì nước ở những khu này đổ 100% vào sông Nhuệ. Khi mưa lớn, sông Nhuệ đầy ứ nước thì khu này cũng ngập không thoát ra được. Vì thế, khi nào sông Nhuệ thoát nước thì khu vực này thoát. Tuy nhiên, điểm đáng nói chính là vấn đề lâu dài. Từ trước đến nay, khu vực Mỹ Đình chủ yếu vẫn đổ nước ra các cánh đồng nhưng nay khu vực đó đã được chuyển thành nhà, khu đô thị nên ngập là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, ở lĩnh vực quy hoạch đô thị, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, khu vực Mỹ Đình ngập là do cống thoát nước các khu vực này chưa hoàn thành. Tương tự, khu vực Hồ Gươm, phố cổ ngập cũng vì hệ thống cống thoát ở khu vực Lò Đúc đang thi công. “Đây là nguyên nhân cục bộ nhưng cũng cần xem xét về tổng thể. Hiện nay, sự liên thông giữa các đầu mối thoát nước chưa tốt. Đó là các hệ thống thoát chưa hoàn thiện; ba con sông thoát nước lâu nay không được nạo vét đáy; các hồ điều hòa ô nhiễm, bị lấn chiếm; các trạm bơm chưa hoạt động hết công suất…”, TS Đào Ngọc Nghiêm cho hay.
Sáng 9/8, nước vẫn ngập trên đường 70 gần sông Nhuệ.
Sáng 9/8, nước vẫn ngập trên đường 70 gần sông Nhuệ.

20 năm một kịch bản thoát nước

Ở lĩnh vực nghiên cứu, KTS Trần Huy Ánh phân tích, hạn chế trong việc thoát nước kém của Hà Nội hiện nay vẫn là kịch bản quy hoạch thoát nước đã quá cũ. Theo ông biết, quy hoạch hiện nay vẫn do JICA lập cách đây 20 năm, bổ sung 5 – 10 năm nay. Theo kịch bản đó, nước tự chảy từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, dồn từ Thanh Liệt và Yên Sở. “Chủ quan nhận xét của tôi và thực tế úng ngập tùm lum như những ngày qua thì kịch bản này khó trụ được lâu dài. Mấy đường Metro xuyên qua nội thành sẽ trở thành hang chuột sũng nước khổng lồ”, ông Ánh dí dỏm so sánh.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng công nhận, quy hoạch thoát nước đúng là lâu năm nhưng đã được chỉnh sửa bổ sung để hoàn thiện và phù hợp thực tế. Có những dự án đã được triển khai xong giai đoạn một, hay những dự án mang tính cấp bách. Nhiều hệ thống thoát nước được sửa chữa, nâng cấp như hệ thống ở Lò Đúc… Tuy nhiên, một yếu tố khách quan khác chính là thời tiết. Mấy ngày qua, dù bão không vào Hà Nội nhưng lượng nước mưa đo được xấp xỉ 200ml, vì thế có những điểm ngập cục bộ cũng có thể giải thích được.

Ông Hà Đức Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, trong cơn mưa lịch sử năm 2008, Hà Nội từng phải tiêu thoát nước cho khu vực ngoại thành bằng cách xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống thoát nước Hà Nội thông qua cửa cống Thanh Liệt. Ngoài ra, Thủ đô đã phải cầu cứu Hà Nam để hút bớt nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Lệnh.

Theo Vietbao

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more