Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi nghiên cứu Quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 có mở rộng ra vùng phụ cận Thủ đô Hà Nội.

Phạm vi lập quy hoạch gồm các đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn lân cận kết hợp với cấp n­ước đô thị thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Quy hoạch nhằm xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, phương án cấp nước, phát triển hệ thống cấp nước và nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn. Khai thác hợp lý các nguồn nước (nước ngầm, nước mặt).

Mục tiêu đặt ra là tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2020 đối với đô thị trung tâm nội đô đạt 100% (một số khu vực phát triển mới thành lập từ huyện tỷ lệ đạt 95 – 100%); đối với các đô thị vệ tinh đạt 90 – 95%; đối với đô thị sinh thái đạt 85 – 90%. Giai đoạn đến năm 2030, đối với các đô thị trung tâm là 100%; đối với các đô thị vệ tinh đạt 100% và đối với đô thị sinh thái đạt 95 – 100%; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 đạt 22 – 27%; đến năm 2030 đạt dưới 20%.

Hà Nội có 24 nhà máy nước mặt và nước ngầm

Theo Quy hoạch, Hà Nội có 24 nhà máy nước mặt và nước ngầm, trong đó có 3 nhà máy nước mặt là Nhà máy nước Sông Đà; nhà máy nước Sông Hồng; nhà máy nước Sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội) với tổng công suất đến năm 2020 là 1.140.000 m3/ngày đêm.

21 nhà máy nước ngầm gồm 11 nhà máy trong khu trung tâm (8 quận nội thành cũ) như: Nhà máy nước Yên Phụ; Ngô Sỹ Liên; Lương Yên; Ngọc Hà;… Ngoài ra có 2 nhà máy nước ngầm ở khu vực Vành đai 3-4, phía Nam sông Hồng; 2 nhà máy ở khu vực phía Sơn Tây. Còn khu vực phía Bắc và phía Đông Hà Nội mỗi khu vực có 3 nhà máy nước ngầm.

Tổng công suất các nhà máy nước ngầm đến năm 2020 là 623.500 m3/ngày đêm.

Một số nguồn nước ngầm phía Nam Hà Nội có chất lượng xấu sẽ giảm dần công suất khai thác và ngừng hoạt động vào năm 2020 đối với Nhà máy nước Hạ Đình và năm 2030 đối với Nhà máy nước Tương Mai, Nhà máy nước Pháp Vân. Thay thế nguồn nước ngầm này là nguồn nước mặt lấy từ Nhà máy nước mặt Sông Đà và từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

Khái toán kinh phí đầu tư thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 khoảng 72.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020, đầu tư các nhà máy nước ngầm, Nhà máy nước Sông Hồng, Nhà máy nước Sông Đuống giai đoạn I và II, Nhà máy nước Sông Đà giai đoạn II và mạng lưới đường ống cấp nước khoảng 50.000 tỷ đồng.

Theo chinhphu.vn

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
chungcucu caitao head
Quy chế thí điểm xây dựng cải tạo các khu nhà chung cư cũ tại Hà Nội

Sự đồng hành giữa lợi ích của Nhà nước, thành phố, DN và người dân, trong đó lấy lợi ích Read more

356 head
Khởi động đại dự án 5 tỷ USD tại Việt Nam

Sáng nay, Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) sẽ khai trương hai nhà máy đầu tiên trong Read more

ConDaoMap
Cuộc thi ý tưởng điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến năm 2020

Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp Read more

wm jaquer herzog 100 architects
Jacques Herzog lựa chọn 100 Kiến trúc sư cho dự án Ordos 100

Kienviet.Net:Jacques Herzog của Herzog and De Meuron đã hoàn tất thử thách mà Jian Yuan Water Engineering vừa đặt ra: Read more

carlabbott copy
Các phong trào quy hoạch – P1: Truyền thống cảnh quan

Học thuyết đầu tiên của Mỹ về quy hoạch đô thị ra đời từ việc quy hoạch cảnh quan và Read more

old new york
Các phong trào quy hoạch- P2: Kỹ thuật hạ tầng đô thị

Phần này đề cập tới kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm các vấn đề vệ sinh, cấp thoát Read more