Kienviet.net – Nằm trên độ cao 1.000m, Cao nguyên đá Đồng Văn trên diện tích tự nhiên 2350km2. Gồm 4 huyện Yên minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc là bức thành Đá phía Bắc góp phần bảo vệ sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Có lẽ, không nơi nào địa chất lại có ảnh hưởng sâu sắc như vùng cao nguyên đá này. Tại đây vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên nhiều di sản về tiến hóa địa chất trái đất, với các di sản kiến tạo và địa mạo , các di sản cổ sinh, hóa thạch các loài, di sản địa tầng cổ môi trường… đã có từ cách đây hàng trăm triệu năm. Lớp vỏ địa chất còn tác động lên hệ sinh thái, thảm thực vật, sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã tạo nên những loài dược liệu quý hiếm. Địa chất tác động mạnh lên đời sống văn hóa con người, cách họ canh tác nông nghiệp, các công cụ sử dụng…Họ gặp nhiều khó khăn với điều kiện thiên nhiên không ưu đãi. Nhưng vì thế những di sản này là độc nhất, nó cần được bảo tồn cho những thế hệ tương lai.Với những giá trị độc đáo về Di sản Địa Chất – Di sản Sinh học – Di sản Văn hóanăm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
>>> Xem loạt bài về Giải thưởng Loa Thành tại đây.
Thông tin đề tài:
Giải thưởng: Giải nhất
Tên: Bảo tàng di sản vùng cao nguyên đá Đồng Văn
Giáo viên hướng dẫn: TS.KTS Lê Quân
Sinh viên thực hiện: Đặng Ngọc Anh
Trường: ĐH Kiến trúc Hà Nội
Tiêu chí đồ án:
Được xây dựng tại vùng lõi trụng tâm của Cao nguyên đá , tại thị trấn Đồng văn – là khu vực có cảnh quan thiên nhiên và có lịch sử văn hóa lâu đời (Phố cổ ,chợ Đồng Văn… ) .Công trình trước hết phải gắn bó với địa hình, cảnh quan thiên nhiên và sẽ biểu hiện cho ý chí luôn vươn lên sống hài hòa cùng thiên nhiên khắc nghiệt của đồng bào dân tộc nơi đây. Một công trình có tầm vóc đương đại,hiện đại,đại diện trí tuệ con người nhưng lại hòa nhập, tôn trọng thiên nhiên, ẩn mình trong thiên nhiên. Xứng đáng là nơi có thể lưu giữ và bảo vệ những Di sản quý báu Vùng Cực Bắc biên cương của Tổ Quốc.
Ý tưởng công trình:
Đá ba bề bốn bên, sống trên đá – chết vùi trong đá, vóc dáng nhỏ bé nhưng rắn rỏi như của người dân và thậm chí là của cả những loài động thực vật đã thể hiện một sức sống vô cùng mãnh liệt, là nét độc đáo không thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu.
Hình ảnh những núi đá tai mèo đại diện cho sức sống mãnh liệt ấy . Và đó cũng là cảm hứng chính để thiết kế công trình . Đá Tai Mèo trồi lên từ sâu trong lòng đất , những ruộng bậc thang len lỏi qua những khe đá , những dòng suối chảy qua những hẻm vực . Tượng trưng cho sự vươn lên sống hài hòa .nương nhờ vào thiên nhiên khắc nghiệt của đồng bào dân tộc hàng trăm năm nay .
Một công trình vươn lên từ lòng đất mẹ …. !
Ý tưởng chu trình tham quan – Chức năng công trình
– Khu trưng bày với những cốt cao độ khác nhau ,đan xen nhau được kết nối bằng những đường dốc ,để cho khách tham quan tới bảo tàng sẽ có được những trải nghiệm cảm xúc chinh phục và khám phá giống như người dân tộc ngày ngày di chuyển từ đỉnh núi này tới đỉnh núi khác.
– Khách tham bắt đầu chu trình sẽ thăm quan những di sản địa chất ( hóa thạch ,các lát cắt địa tầng , các loai đá quý ….) không gian này cảm giác như đi sâu khám phá di sản từ trong lòng đất. Sau đó là đi lên lớp bề mặt khám phá những di sản về sinh học .Tiếp tới là nhứng giá trị về văn hóa con người của dân cư trong vùng cao nguyên đá .
Về chức năng công trình sẽ là nơi lưu giữ bảo tồn những hiện vật di sản quý (địa chất, sinh học, văn hóa). Bảo tàng Di sản này cùng với những Bảo tàng “Sống “(Phố cổ Đồng Văn, Chợ đồng văn, các bản làng văn hóa, Nhà họ Vương, các khu vực địa chất thực địa …. )sẽ liên kết và hỗ trợ cho nhau. Giúp tăng cường nghiên cứu khoa học, du lịch và giới thiệu rộng rãi.
Các giải pháp kiến trúc bền vững – tiết kiệm năng lượng.
Vật liệu: Vật liệu đá và vật liệu đất được sử dụng kết hợp với vật liệu hiện đại là Thép làm khung kết cấu .Với những kĩ thuật xây dựng tiên tiến tạo cho công trình một hình ảnh hiện đại nhưng lại ẩn mình vào thiên nhiên .
Nguồn Nước – Điện năng : Ở khu vực hạn chế về nguồn nước , việc tận dụng nguồn nước mưa và sử dụng hiệu quả nguồn nước sạch là điều rất quan trọng .Bằng việc áp dụng các công nghệ lọc nước ,tái sử dụng nước tuần hoàn .Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao về nguồn nước cho công trình . Công trình dùng hệ thống thu năng lượng mặt trời , năng lượng gió những thiết bị thông minh hiện đại là cần thiết giúp công trình tự có thể vận hành và tồn tại độc lập .
Sử dụng giải pháp lấy sáng – thông gió tự nhiên : Sử dụng các cửa sổ lấy sáng vào trong khu vực trưng bày nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng được phân bố không làm hư hại tới các hiện vật (có khu vực riêng không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cho vật phẩm ).Các khe hút gió được bố trí ở khu vực giữa các khối trưng bày giúp công trình hạn chế tối đa về sử dụng năng lượng,điều hòa.
Gallery not found.Thái Linh – kienviet.net