Guyana là một vùng đất phía bên kia đại dương của Pháp, nằm ở Nam Mỹ. Thủ đô của nó, Cayenne, là một thành phố với dân số khoảng 50.000 người, có vị trí trên một vùng đất trước đây là hòn đảo ở cửa sông Cayenne bên bờ biển Atlantic. Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số trong vùng đã thúc đẩy các khu dân cư đô thị phát triển một cách thiếu kiểm soát, đe dọa nghiêm trọng các tài nguyên thiên nhiên hiếm có của lãnh thổ Cayenne. Công ty cảnh quan Agence Ter từ Paris đã thực hiện một nghiên cứu (1996) với hai mục tiêu: tái cơ cấu các khu vực xây dựng trong thời gian gần đây và đưa ra các hướng dẫn cho phát triển trong tương lai. Nghiên cứu này, được thực hiện lần đầu tiên với hình thức và quy mô như vậy ở Guyana, đã xác định các nguyên tắc cụ thể trong thiết kế đô thị đương đại cho hòn đảo, sử dụng cảnh quan như một nhân tố cấu trúc chính.

1

Sơ đồ vị trí

Chiến lược đô thị được đề xuất thể hiện một mối liên kết mạnh mẽ giữa phân tích và thiết kế. Việc phân tích kỹ lưỡng địa điểm không chỉ khẳng định sự phong phú về mặt địa lý của hòn đảo, mà còn phát hiện ra rằng con người và các sinh vật sống tại đô thị và nông thôn truyền thống có những cách thức riêng để thích ứng với địa hình và lũ lụt vào mùa mưa. Tầm quan trọng của nước trong cảnh quan là rất rõ ràng – từ những dòng sông và đầm lầy (có vai trò quan trọng trong hệ thống tuần hoàn hấp thu nước từ những cơn mưa lớn và ngập do thủy triều dâng) cho đến những tiện ích nhân tạo (kênh, mương).

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng đầm lầy La Crique Fouilee chia đôi đảo là một lạch nước bị lấp theo thời gian dưới tác động của xói mòn. Dải đất thuộc lãnh thổ các xã này, ngày nay, có liên quan đến nguồn gốc thủy văn của hòn đảo từ thế kỷ 18 và tạo động lực cho sự phát triển trong tương lai cũng như sự đồng nhất về mặt lãnh thổ. Dựa trên phân tích này, đồ án đã đề xuất một chiến lược phát triển đô thị đương đại, được cấu trúc bởi địa hình các vùng đất và các vùng ngập lụt (các nhân tố địa lý của lãnh thổ). Một hành lang thoát lũ lớn được bảo tồn dọc sông (dòng sông xanh) và một hệ thống các đê hạ tầng và các hồ chứa giải quyết vấn đề quản lý nước và liên tục định hướng cho phát triển đô thị.

Dự án này có thể gợi mở và phù hợp đối với những bối cảnh khác, thông qua việc định hướng sự tiến hóa và phát triển của cảnh quan cũng như của những đô thị nhiệt đới mới. Hình thái địa lý và cấu trúc đô thị gắn liền như một hệ thống và những mối quan tâm lớn hơn về môi trường – như phát triển xa khu vực bờ biển dễ bị tổn thương – đều được xem xét. Cách tiếp cận như vậy đặc biệt liên quan đến cấu trúc phát triển đô thị trong thời đại của biến đổi khí hậu.

2

Phân tích lãnh thổ làm cơ sở cho thiết kế – nghiên cứu của Agence Ter cho Cayenne bắt đầu bằng việc xem xét kỹ lưỡng lịch sử của địa điểm thông qua các bản đồ. Việc nghiên cứu cho thấy rằng khu vực “La crique Fouilee” – ngày nay là phần đất thuộc ranh giới đất liền của các xã – trước đây đã từng là vùng đất ngập nước/biển và đã được nối liền theo thời gian. Logic địa điểm gốc là một trong những nội dung chính trong bản quy hoạch phát triển được đề xuất. 

3

Chiến lược đô thị hóa (mùa mưa):

Cảnh quan định hướng đô thị hóa mới – Khu vực này, chịu ảnh hưởng của sự dao động lớn về mặt thủy văn do thủy triều và lượng mưa nhiệt đới lớn, liên tục chuyển đổi thành một vùng sinh thái được bảo tồn và vị trí cho phát triển đô thị mới. Một vùng đồng bằng lớn, xanh và ngập nước, bao gồm những con mương mới để thoát nước và liên kết với một loạt các hồ chứa nước, được kiểm soát bởi một loạt các cửa cống. Giữa hệ thống hồ và ở chân rặng núi bao quanh là các trung tâm đô thị mới. Khu vực ngập nước được xem như một “dòng sông xanh” và khu định cư có vị trí nằm trên vùng chân núi sát bờ sông.

45

Các lớp lồng ghép: Đề xuất thể hiện một chiến lược định hướng đô thị hóa bằng các cấu trúc cảnh quan (nước và hệ thực vật) và mạng lưới hạ tầng. Hệ tọa độ Đề các tơ quyết định cấu trúc của các khu vực xây dựng, trong khi các giới hạn của khu dự trữ tự nhiên lại tuân theo cấu trúc của địa hình.

Bài học kinh nghiệm

Mối liên hệ giữa phân tích và thiết kế là một trong những bài học chính từ nghiên cứu điểm này. Sẽ không thể có được chiến lược thiết kế tốt nếu không có hệ thống bản đồ lịch sử và hiểu biết về sự tiến hóa của lãnh thổ và những động lực của nó. Đề xuất thiết kế được xây dựng dựa trên logic về lãnh thổ, không quá luyến tiếc về quá khứ và tăng cường các quy trình tự nhiên của cảnh quan.

Việc tạo ra một khu ngập nước ở lõi khu vực đô thị mới là một khái niệm có thể được áp dụng tại một số địa điểm ở Việt Nam. Sự tiến hóa của cảnh quan và các khu vực đô thị mới được phát triển song song và là các thành tố bổ sung lẫn nhau trong một hệ thống tương tự. Khái niệm này rõ ràng có liên quan đến các lãnh thổ đất trũng ở Việt Nam – sẽ chịu áp lực lớn hơn do những tác động dự kiến của biến đổi khí hậu.

Một kinh nghiệm nữa trong dự án này cho Việt Nam là sự thông minh của hệ thống hạ tầng – trong đó các đê bảo vệ cũng được thiết kế với vai trò kép, kết hợp là các tuyến đường cửa ngõ vào đô thị và cảnh quan đô thị.

Nội dung chính trong bài viết được biên tập và tổng hợp từ Sổ tay thiết kế đô thị Việt Nam – Đan Mạch/Chương trình Hợp tác Phát triển trong lĩnh vực môi trường 2005 – 2010/Hợp phần ‘Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU).

Thái Linh – Kienviet.net

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
12 head
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

47 head
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

83 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more

79 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more