Theo Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, không chỉ nâng cấp, chuyển đổi các chợ trong nội đô thành các siêu thị và trung tâm thương mại, mà trong tương lai, tại các khu đô thị vệ tinh cũng sẽ không có chợ dân sinh…

Cụ thể, theo bản quy hoạch của Sở Công thương, khu đô thị Mê Linh được dự báo sẽ cần 2 đại siêu thị, 9 siêu thị hạng II, 66 siêu thị hạng III và 1 trung tâm mua sắm hạng I. Theo Quy hoạch, khu đô thị vệ tinh này chỉ cần duy nhất 1 chợ bán buôn nông sản cấp vùng.

Để đạt được các con số hoành tráng nói trên, Quy hoạch đề xuất chuyển hoá các chợ lớn hiện có trên địa bàn thành các đại siêu thị và siêu thị, trong khi đó sẽ xây mới chợ bán buôn nông sản cấp vùng; Giữ nguyên và mở rộng thêm 1 trung tâm thương mại hiện có, nâng cấp 4 chợ truyền thống thành Đại siêu thị và siêu thị hạng II, xây mới một trung tâm mua sắm hạng I và 7 siêu thị hạng II, 66 siêu thị hạng III.

Đối với khu đô thị Đông Anh, những người làm quy hoạch dự báo, khu vực này sẽ cần đến 2 đại siêu thị, 11 siêu thị hạng II, 75 siêu thị III và 1 trung tâm mua sắm hạng I. Vì vậy, Quy hoạch đề xuất sẽ chuyển hoá 3 chợ quy mô lớn hiện có thành các đại siêu thị và siêu thị hạng II; nâng cấp 3 chợ truyền thống thành đại siêu thị và siêu thị hạng II, xây dựng mới các trung thâm thương mại, 1 trung tâm mua sắm hạng 1; 1 siệu thị hạng II và 75 siêu thị hạng II.

Với khu đô thị Long Biên – Gia Lâm, Quy hoạch dự báo đến năm 2020 có quy mô dân số là 497.000 người và năm 2030 là 700.000 người. Do vậy, khu đô thị này cần tới 3 đại siêu thị, 12 siêu thị hạng II, 83 siêu thị hạng III và 1 trung tâm mua sắm, 1 trung tâm bán buôn cấp vùng, 1 chợ bán buôn nông sản cấp vùng. Dự kiến, vùng này sẽ nâng cấp tất cả các chợ hiện có thành đại siêu thị và siêu thị; giữ nguyên 1 siêu thị hạng II và 8 siêu thị hạng III hiện có; nâng cấp 2 chợ truyền thống sang loại hình đại siêu thị và 1 chợ truyền thống thành siêu thị hạng II; xây mới gần 100 siêu thị, đại siêu thị và trung tâm thương mại.

Tại đô thị Sóc Sơn, các nhà làm quy hoạch dự kiến cần 1 đại siêu thị, 4 siêu thị hạng II, 38 siêu thị hạng III và 1 trung tâm mua sắm hạng I.

Đô thị Sơn Tây dự kiến bảo tồn 2 chợ truyền thống là Chợ Nghệ và Chợ Mía, còn lại sẽ nâng cấp tất cả các chợ khác thành các siêu thị hạng II; giữ nguyên 3 siêu thị tổng hợp hạng III hiện có; xây mưí 1 trung tâm mua sắm hạng I, 2 siêu thị hạng II và 35 siêu thị hạng III.

Đô thị Hoà Lạc sẽ xây 2 đại siêu thị, 12 siêu thị hạng II, 145 siêu thị hạng III và 1 trung tâm mua sắm cấp vùng, 1 trung tâm bán buôn cấp vùng, 1 chợ bán buôn nông sản.

Đô thị Xuân Mai sẽ có 1 đại siêu thị, 4 siêu thị hạng II, 45 siêu thị hạng III và 1 trung tâm mua sắm hạng I, trong đó, chợ Xuân Mai sẽ thành đại siêu thị.

Đối với khu đô thị Phú Xuyên – Phú Minh, bản Quy hoạch đề xuất xây 2 siêu thị hạng II, 25 siêu thị hạng III và 1 trung tâm mua sắm cấp vùng, 1 trung tâm thương mại cấp vùng, 1 chợ bán buôn nông sản cấp vùng, trong đó sẽ nâng cấp các chợ hiện có thành siêu thị hạng III.

vnm 2012 468861
Theo quy hoạch, khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên sẽ có tổng số khoảng 30 siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm các loại, trong đó các chợ hiện có sẽ được nâng cấp thành siêu thị hạng III

Quy hoạch quên người nghèo?

Theo Kiến trúc sư Nguyễn Văn Dũng – Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), các đô thị ở Việt Nam đang có xu hướng phát triển theo chiều rộng thay vì theo chiều sâu. Trong khi đó, một đô thị được lên loại sẽ được rót nhiều nguồn lực hơn nhưng hiện có nhiều đô thị mới mọc lên rất xa thành phố, nơi không tập trung nhiều nhu cầu thật sự của người dân đô thị.

Theo ông Dũng, mối nguy hiểm của những đô thị mới này là chúng ngốn nhiều tiền của để xây dựng và kết nối với các đô thị có sẵn thay vì tập trung cải thiện các trung tâm đô đó có hệ thống chợ truyền thống, chợ dân sinh.

Kiến trúc sơ Nguyễn Văn Dũng phân tích: các khu đô thị mới đã và đang xây dựng khang trang, đẹp đẽ với những chung cư cao tầng, biệt thự, nhà liền kề nhưng lại thiếu các công trình hạ tầng xã hội, đặc biệt là chợ truyền thống, chợ dân sinh. Điều này đã khiến cuộc sống của người dân xung quanh không mấy dễ dàng. Theo ông, hầu hết các hộ dân sinh sống tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp thì hàng ngày vẫn phải đi chợ dân sinh.

Tuệ Khanh – Theo VnMedia

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more