Kienviet.net – ”Kiến trúc là một nghệ thuật bao quát nhiều loại hình nghiên cứu và kiến thức ; người làm kiến trúc phải biết nắm bắt những sản phẩm mà các nghệ thuật khác làm ra và có khả năng phán đoán chúng . Kiến trúc là kết quả của thực hành và lý thuyết. Thực hành nghĩa là tư duy thiết kế, được tiếp nối và trui rèn bởi thực tập, thực tập nghĩa là hành vi biến vật chất dùng trong một công trình nào đó, thành  sản phẩm mà hình thái của nó đã được thể hiện trên bản vẽ. Ngược lại, lý thuyết có nghĩa là chứng minh, giải trình tính đúng đắn, tính hợp lý của các tỷ lệ đã thực hiện trên sản phẩm làm ra.

Vì vậy, những kiến trúc sư coi nhẹ yếu tố lý thuyết và chỉ chú trọng đến thực hành thì khó có thể đạt được mức độ tiếng tăm tương xứng với công sức bỏ ra. Còn những người cho rằng họ biết lý luận và nói giỏi về văn chương kiến trúc là quá đủ, thì họ chỉ  là những kẻ bỏ mồi bắt bóng.

Và, chỉ có ai biết, tựa các chiến binh ra trận, trang bị đầy đủ các hành trang, vũ khí cần thiết để kết hợp thực hành với lý thuyết, thì người đó mới đạt tới mục đích một cách mẫn tiệp và thành công.” –  Trích lời của VITRUVE Kiến trúc sư người La Mã, thế kỷ thứ nhất Trước Công nguyên.

« L’architecture est un art qui embrasse une grande variété d’études et de connaissances ; elle connaît et juge de toutes les productions des autres arts. Elle est le fruit de la pratique et de la théorie. La pratique est la conception même, continuée et travaillée par l’exercice, qui se réalise par l’acte donnant à la matière destinée à un ouvrage quelconque, la forme que présente un dessin. La théorie, au contraire, consiste à démontrer, à expliquer la justesse, la convenance des proportions des objets travaillés.

Aussi les architectes qui, au mépris de la théorie, ne se sont livrés qu’à la pratique, n’ont pu arriver à une réputation proportionnée à leurs efforts. Quant à ceux qui ont cru avoir assez du raisonnement et de la science littéraire, c’est l’ombre et non la réalité qu’ils ont poursuivie.

Celui-là seul, qui, semblable au guerrier armé de toutes pièces, sait joindre la théorie à la pratique, atteint son but avec autant de succès que de promptitude aiguë. »

VITRUVE architecte romain 1er siècle Avant JC

gapgo11

 Olivier Souquet – tác giả bài viết

Tại sao cần thiết phải có các quyền của người làm kiến trúc tại Việt Nam ?

Quel est la nécessité d’avoir des droits des architectes au Vietnam ?

Trước khi đòi hỏi quyền thì phải biết tôn trọng và được tôn trọng.

Pour avoir des droits, il faut avant tout savoir respecter et être respecter.

Ở Pháp ngành xây dựng được tổ chức từ thời Trung cổ với sự phân chia vai trò rạch ròi  giữa các đối tác tham gia xây dựng. Kế đó ngành xây dựng đã kiên trì đi lên sau hàng mấy thế kỷ luôn với sự tôn trọng giữa các đối tác với nhau, giữa chủ đầu tư và nhà cầm quyền, giữa kiến trúc sư và kỹ sư, và sau cùng, giữa nhà thầu và thợ nghệ nhân.

Mỗi khi có sự nhầm lẫn về vai trò giữa các đối tác là mọi việc trở nên khập khiễng mà hậu quả là chất lượng kiến trúc, kỹ thuật, sản phẩm, từ nhà ở đến trường học hay đô thị,  không được đảm bảo.

Tại Việt Nam ngày nay xây dựng rất nhiều và với tốc độ chóng mặt trong khi đó các luật về đất đai chưa thực sự ổn định do đó tiêu cực là không thể tránh và đặc biệt là sự nhầm lẫn giữa các vai trò, các ngành nghề liên tục dẫm chân lên nhau.

Chính quyền từ trung ương đến các tỉnh, thành phố do ngân sách eo hẹp (thu thuế bất động sản gần như bằng không) cộng với sự yếu kém của các công cụ quản lý gần như khoán trắng mặt bằng đô thị, những dự án trọng điểm cho những đơn vị tư nhân mà mối quan tâm của họ đương nhiên chỉ là lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận trước mắt, và có thể nói họ hoàn toàn vô cảm đối với việc tổ chức, sắp xếp đô thị về lâu về dài ra sao.

24 15 1335347877 87 TTTCTEcopark1 2c5d7

Thật vậy suốt mười năm qua việc chạy theo lợi nhuận trước mắt trong lãnh vực bất động sản đã cho hậu quả nhãn tiền là to, cao và nhiều thì có, chất lượng thì không. Điều này dẫn đến một sự việc đau lòng là giới kiến trúc sư mất đi vị thế và nhân phẩm lẽ ra mình phải có.

Các chủ đầu tư tư nhân giữ quyền tối thượng đối với các dự án. Những nhóm vận động hành lang (những nhà thầu xây dựng, nhà đầu tư, vv.) nắm trọn quyền lực trong đa số vụ việc.

Thực tế dù sao cũng cho thấy các chủ đầu tư đã dần cải thiện trình độ văn hóa và kiến trúc, qua đó người ta có thể hy vọng sự cần thiết của ngành kiến trúc và vị thế của người làm kiến trúc sẽ dần được khẳng định.

Cần thông tin, giải thích hơn nữa về thế nào là chất lượng kiến trúc, chất lượng đô thị kết dựa trên khái niệm di sản kiến trúc và cảnh quan.

Công bằng mà nói không thể trách chủ đầu tư nhà nước (và các cá nhân có liên quan) đôi khi cũng cần phải « kiếm thêm » do lương bổng của họ quá thấp so với mặt bằng chung. Hối lộ và tiêu cực không phải chỉ ở Việt Nam mới có nhưng phải công nhận xây dựng là một mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của hiện tượng này.

Trách nhiệm (gián tiếp) của nhà nước không phải là nhỏ trong việc dung dưỡng tiêu cực trước việc có vô số các hoạt động chuyển nhượng, các hợp đồng kinh tế trong lãnh vực bất động sản mà nhân viên quản lý làm không xuể lại không có lương và chế độ tương xứng.

Đôi khi kiến trúc sư còn được đề nghị trả thù lao bằng sản phẩm là nhà hay đất . Trong trường hợp này người kiến trúc sư bị buộc lao vào cuộc phiêu lưu là biến mình thành nhà đầu tư, tức lãnh vực mà anh ta không hề có vai trò và khả năng, và vô hình chung làm công việc vừa đá bóng vừa thổi còi khi đưa ra những chọn lựa liên quan đến quy hoạch, kỹ thuật hay kiến trúc phục vụ cộng đồng.

Trong những năm vừa qua sự việc còn càng phức tạp hơn vì khối lượng các vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cộng với hiện tượng thay đổi mục đích sử dụng (chủ yếu từ đất nông nghiệp sang đất ở).

En France le monde du bâtiment  est organisé depuis le moyen âge avec une répartition claire des rôles entre tous les partenaires de la construction, qui s’est élaborée patiemment, lentementle long des siècles avec le respect de chaque intervenant, le maître d’ouvrage avec le politique, l’architecte avec les ingénieurs, et enfin les entreprises avec les compagnons.

C’est lorsque il y a une confusion des rôles entre tous ces acteurs qu’apparaissent les dysfonctionnements et que n’est plus assuré la qualité de l’architecture, la technicité des constructions, l’acte correct de bâtir logements, écoles ou villes.

Au Vietnam, le pays se construit trop vite et les lois sur le foncier qui ne sont pas encore stables autorisent tous les excès et toutes les confusions des rôles.

L’état, les provinces et les villes, par un réel manque de financements (absence d’impôts) et de moyens délaissent l’organisation urbaine et les grands projets d’aménagements à des sociétés privés pour lesquels le profit à court terme compte bien plus que l’organisation de la cité à long terme.

La rentabilité à court terme et le profit des produits immobiliers mal maîtrisé a entraîné depuis dix ansune perte de la qualité au profit de la quantité, et cela a engendré une perte de pouvoir et de respectabilité de la profession des architectes.

Les maîtres d’ouvragesprivésexercent un pouvoir absolu sur les projets. Des lobbys de constructeurs et d’investisseurs décident de beaucoup de choses.

C’est ainsi qu’il est évident que le niveau culturel et architectural de ces maîtres d’ouvrages doit évoluer (ce qui est le cas) et participer à rendre la légitimité des architectes à l’avenir.

Un effort particulier de communication sur la qualité architecturale et urbaine doit être menée, appuyée sur la notion de patrimoine architectural et paysager.

Les maîtres d’ouvrages publics vietnamienssont eux, bien souvent préoccupés(et parfois a juste titre) à rechercher les rétributionscomplémentaires qui compléteront leurs salaires trop souvent faibles. La corruption qui n’est pas un sujet spécifiquement Vietnamien trouve dans le domaine de la construction un grand développement.

L’état au risque de ne pas assez payer ses fonctionnaires et avec les nombreuses transactions des domaines fonciersfacilite indirectement la corruption.

L’architecte qui est souvent rétribué en foncier s’oblige à prendre des risques et se transforme en homme d’affaire ou promoteur, la ou son rôle n’est pas, Il devient alors juge et parti de ses choix urbanistiques, techniques ou architecturaux.

Les mouvements importants des droits de propriétés, et de vente par l’état des parcelles d’état notamment agricoles autorisent ainsi depuis plusieurs années plusieurs déboires.

Xin cho biết một vài thí dụ dẫn đến tình trạng không thể áp dụng các quyền kiến trúc sư  ở Việt Nam và giải pháp nào để thay đổi thực tế này ? 

Pouvez vous citez quelques problèmes vietnamiens qui ne permettent pas l’application des droits de la profession et comment peut on dans la réalité faire appliquer le droit des architectes au Vietnam ?

« Kiến trúc là văn hóa hóa thạch » Jean Nouvel, KTS

«  L’architecture est une pétrification de la culture » Jean Nouvel architecte

Làm kiến trúc tức phải trải qua một loạt những thỏa hiệp với nhiều đối tác mới có hy vọng thành công. Hành vi làm kiến trúc chẳng khác gì một hành vi chính trị là thế.

Thật vậy, vai trò của người kiến trúc sư, nhạc trưởng, cần được chia sẻ và tôn trọng bởi tất cả các đối tác có liên quan : kỹ sư, quy hoạch gia, lãnh đạo (ít có kinh nghiệm về xây dựng). Sản phẩm, công việc của anh ta không những cần được thấu hiểu mà còn phải được khoanh vùng, định hướng nhờ và bởi các đối tác trên đây. Chỉ như thế người làm kiến trúc mới có thể tập trung vào chuyên môn của mình, đó là : phân tích, thiết kế, giám sát công trình xây dựng.

Nhìn chung chỉ với giáo dục, văn hóa thì quyền của người làm kiến trúc mới có cơ may được trân trọng, tôn trọng. Đây là cả một quá trình dài hơi, dứt khoát không phải là áp đặt hay ban phát.

Điều khó khăn nhất là sản phẩm, công sức của người làm kiến trúc được số đông công nhận. Do đó văn hóa kiến trúc cần phải được đưa vào chương trình học tập ngay từ tiểu học, trung học và phổ biến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đến người dân. Với mục tiêu là giải thích, chứng minh sự cần thiết có được cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ nhà ở, khu phố, đô thị có chất lượng và mang ý nghĩa, chí ít nơi chúng ta cư trú phải nói lên được lịch sử  và cư dân của nó…  Văn hóa không gian sống phải được học tập y như các bộ môn khác, như âm nhạc, hội họa, viết văn.

NHL

Văn hóa Kiến trúc cần được coi trọng

Cũng trong mục tiêu để được tôn trọng, người kiến trúc sư cần phải được hỗ trợ bởi những tổ chức như « Liên hiệp các kiến trúc sư » (Conseil de l’Ordre des Architectes ở Pháp). Danh tiếng và phẩm chất của một tổ chức như vậy sẽ bảo vệ quyền, lãnh vực hành nghề của kiến trúc sư (nếu được nhận là thành viên) và nhất là tranh thủ được sự tôn trọng từ mọi phía.

Trong tình hình đô thị hóa hiện nay, Việt Nam càng cần những tổ chức tương tự, hoạt động với ngân sách nhà nước và có nhiệm vụ hỗ trợ các chủ đầu tư, các tỉnh, thành phố, trong tinh thần trân trọng nền kiến trúc và bảo vệ lãnh thổ (trước quá nhiều hành vi thô bạo !).

Cơ chế này hiện nay ở Pháp còn được phân cấp về vùng do liên quan đến quy hoạch vùng, do đó có tên mới là « Liên hiệp Kiến trúc, Quy hoạch và Môi trường », viết tắt là CAUE (Conseil en Architecture, Urbanisme et Environnement). Ngoài ra các tổ chức này còn đảm trách công tác đào tạo thường xuyên cho các kiến trúc sư có nhu cầu.

Trong xây dựng ở Việt Nam chúng ta còn thiếu một cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư đó là « quy hoạch tổng hợp » (aménageur) thông qua một cơ quan gồm những chuyên viên về quy hoạch, về cảnh quan, về pháp lý, về tài chính… biệt phái từ các ban ngành thành phố. Cơ quan này có quyền đưa ra nhiều ý kiến mang tính quyết định cho các đối tác và cho lãnh đạo các cấp liên quan. Ngân sách hoạt động đến từ trung ương, vùng và thành phố.

Ngoài những cơ quan trên đây người kiến trúc sư còn được luật pháp bảo vệ:

Thật vậy, tại Pháp sản phẩm kiến trúc được coi như sản phẩm trí tuệ và được bảo vệ bởi Luật Bản quyền tác giả, y như đối với văn chương hay nghệ thuật. Đây dường như là khái niệm xa lạ tại Việt Nam, bằng chứng là hành vi sao chép thiết kế hoàn toàn vô can và chưa bao giờ bị truy tố.

Các giá trị văn hóa nhất thiết phải được đặt lên trên giá trị đồng tiền, vẫn đang ngự trị rộng khắp.

Nhưng muốn thế cần rất nhiều thời gian song song với sự ổn định ở mức khả quan hơn của nền kinh tế đang và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tháng sắp tới. Nhưng đây cũng còn tùy vào sự chọn lựa của thế hệ mới những nhà cầm quyền.

L’architecture est une suite de compromissions avec lesquels l’architecte doit composer pour la réussite de son projet. L’acte architectural est pleinement politique. 

Pour que l’architecte chef d’orchestre soit respecté, il est nécessaire que son rôle soit compris par tous les acteurs qui travaillent avec lui, ingénieurs, techniciens des villes, responsables politiques non formés initialement à la construction, il faut que son travail soit compris et encadré. Cela nécessite un cadrage de ses tâches, l’architecte doit se concentrer sur son métier : analyser, concevoir, encadrer un chantier. 

C’est grâce à l’éducation, la culture, la diffusion de la qualité que les droits des architectes seront respectés, cela ne s’impose pas, mais se conquiert doucement. 

Ce qui est le plus difficile c’est que le travail des architectes soit reconnu, par tous. Cela implique que dés le plus jeune âge, la culture architecturale soit diffuséeà tous,dans les écoles et dans les lycées, être présent dans toutes les presses, expliquer, démontre la nécessité de mieux vivre dans des lieux qui ont du sens, une ville qui parle de son histoire et de ses habitants etc. La culture de l’espace s’apprend comme d’autres disciplines, la musique, le dessin, l’écriture. 

Pour que l’architecte soit respecté il faut qu’il soit aidé avec l’aide d’un ordre des architectes soucieux de défendre ses droits, les limites de sa profession et de les faire respecter.

Il est utile qu’existe partout au Vietnam et dans différentes régions du Vietnam des organismes financés publiquement qui assistent les maîtres d’ouvrages et les villes, les villages des organismes publics qui valorisent l’architecture et sauvegarde le territoire de l’urbanisation galopante. 

En France ce système et mis en place par régions et à pour mission d’assister l’aménagement du territoire, ce sont la vingtaine de CAUE (Conseil en architecture, urbanisme et environnement), la formation continue des architectes est aussi incluse dans les missions des CAUE. 

Au Vietnam dans l’acte de bâtir il manque aussi bien souvent au coté du maître d’ouvrage l’aménageur, organisme et structure professionnelle regroupant experts urbanistes, paysagistes, juridiques, financiers détachés des services de la construction de chaque ville et qui exercent un pouvoir de décisions et de conseil auprès des usagers et des politiques, structures financésensembles par l’état, les régions et les villes. 

Enfin en plus de ces différents organismes qui protègent les droits des architectes la loi française supporte aussi les architectes:

En France le travail de l’architecte, en tant qu’oeuvre de l’esprit, est protégé par le droit d’auteur. Il est soumis au droit commun de la propriété littéraire et artistique.

Cette notion existe peu au Vietnam, ou la copie du Design est faite en toute impunité. 

Ces valeurs culturelle doivent être plus fortes que les valeurs de l’argent qui prennent bien trop souvent le pas dans le pays.

Cela demande énormément de temps, et une stabilité économique que le Vietnam pays en croissance peut disposer dans les années à venir, mais cela est un choix politique de la nouvelle génération qui gagne le pouvoir. 

Ông có thể nói đôi lời về công việc làm ăn của một KTS nước ngoài hành nghề tại Việt Nam ?  Có gì khác biệt giữa làm việc tại Pháp và tại Việt Nam?

Pouvez vous commenter la pratique d’un architecte étranger au Vietnam ? Pouvez vous commenter la différence entre le travail en France et le travail  au Vietnam ?

Đa số các KTS nước ngoài làm việc tại đây đều liên kết với đối tác địa phương, nhờ đó họ nắm bắt được phần nào các thủ tục hành chính và các thói quen, tập tục.

Có nhiều cách làm và với quy mô lớn nhỏ khác nhau, rất khó để đưa ra nhận xét chung.

Riêng đối với bản thân đang làm một số dự án quy hoạch, tôi có thể khẳng định tốn rất nhiều thì giờ cho những gì đối với tôi là phụ. Cụ thể là mất quá nhiều thì giờ cho thương thảo, rồi thực hiện hợp đồng (mà các điều khoản hiếm khi được tuân thủ triệt để). Rốt cuộc còn lại rất ít thời giờ để làm chuyện chính là tác nghiệp và chuyền đạt chia sẻ các nội dung chuyên môn. Điều này đã bào mòn sức lực và làm nản lòng rất nhiều người, đặc biệt là vì sản phẩm cuối cùng luôn khập khiễng so với ý đồ ban đầu đã thỏa thuận cùng với chính chủ đầu tư.

Biết bao nhiêu sức lực chỉ đề làm những việc thuần túy hành chính, là những công việc buộc chân người làm kiến trúc, khiến anh ta không thể sáng tạo và làm ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu.

Khách quan mà nói quy định, luật thì vừa thừa vừa thiếu dẫn đến tình trạng « vô pháp quyền », và kết quả là người Việt Nam áp dụng máy móc những thủ tục mà ai cũng biết là vô lý hoặc lỗi thời mà lợi ích duy nhất chỉ là để vỗ béo vô số những trung gian và cò.

Đây thực sự là một gánh nặng cho xã hội và đáng tiếc hơn là các KTS phải đầu tư nhiều thời gian, công sức chỉ để có được giấy phép xây dựng thay vì tập trung vào việc tư duy, động não, thiết kế…

Cũng tại Pháp, việc tách rời các đơn vị tư vấn kiến trúc với tư vấn kỹ sư tránh được sự dẫm chân lẫn nhau (do nhầm lẫn về vai trò rất dễ xảy ra). Mục đích ở đây là chỉ như vậy thì chất lượng công trình mới được đảm bảo.

Đối với dự án nhà nước, theo quy định mọi đơn vị tư vấn lớn nhỏ đều được tham gia thi tuyển. Thông thường đó là những dự án (ví dụ : bệnh viện, trường học, công sở…) có tổng khối lượng đầu tư lớn hơn 750.000 Euros, và thi tuyển diễn ra giữa từ 3 đến 5 thí sinh đã được sơ tuyển trên tổng số khoảng 100 đến 150 đơn vị đăng ký.

Những thí sinh tham gia thi tuyển vòng cuối này sẽ được trả thù lao trung bình từ 5000 đến 35.000 euros tùy bản chất dự án. Mọi thí sinh không trúng tuyển cũng được hỗ trợ các chi phí bỏ ra.

Ban giám khảo gồm những nhà chuyên môn, đến từ Liên hiệp các KTS hay từ các ban ngành thành phố, kế đến là đại diện lãnh đạo các cấp và đại diện người dân có liên quan.

Mọi chuyện hoàn toàn khác với các dự án tư nhân. Chủ đầu tư có trình độ và biết mình muốn gì có thể tổ chức thi tuyển theo cách riêng của mình.

Tôi cho rằng số lượng các dự án công (nhà nước, tỉnh, thành phố) còn quá ít tại Việt Nam, đặc biệt là mảng nhà ở. Do cơ chế tổ chức chính trị hiện hành chăng ?

Sau hết, ở Pháp thù lao cho các đơn vị tư vấn (KTS+Kỹ sư) giao động trong khoảng 6 đến 13,5 % tổng vốn đầu tư. Ở Việt Nam giá trị các hợp đồng tương tự, theo cùng cách tính,  chỉ bằng một nửa hay một phần tư.  Thù lao hợp lý cũng là cách để giúp người làm kiến trúc tác nghiệp, trong một tâm trạng lạc quan, tự do. Nhưng đây có lẽ là một chuyện khác…

La majorité des architectes étrangers qui travaillent au Vietnam sont associés à des partenaires locaux qui déchiffrent pour eux le contexte administratif et décodent les usages.

Plusieurs structures d’agences existent et de tailles différentes et nous ne pouvons généraliser.

Pour ma part qui travaille sur des projets d’urbanisme, je passe malheureusement au Vietnam professionnellement plus de temps à évoquer la forme que le fond des choses, concrètement cela veut dire que l’on passe plus de temps à négocier, à réaliser des contrats (peu respectés au demeurant) et cela minimise le véritable temps de travail utile et de communication sur le fond des choses, cela use et démoralise beaucoup d’étrangers qui ne voit jamais aboutir le véritable travail qu’on leur demande à la base.

Beaucoup de travail se dilue dans un travail administratif harassant qui ne produit au final pas  grand-chose, freine la créativité et le travail efficace que l’on demande d’un architecte.

Par manque actuellement de normes et de règlements, et comme paradoxalement pour combler ce vide juridique, les vietnamiens appliquent à la lettre des règlements administratifs désuets et qui servent principalement à nourrir un nombre impressionnant d’intermédiaires.

Cette configuration de rémunérations plombe le pays et le travail des architectes qui passent plus de temps à financer leur permis de construire que d’imaginer et dessiner ceux ci…

En France la dissociation obligatoire entre agences d’ingénieurs et architectes permet aussi d’éviter une confusion des rôles et un contrôle de la qualité.

Concernant la commande publique, la réglementation Françaisepermet l’accès à la commande de jeunes agences d’architectes avec la voie des concours. La réglementation implique que dés qu’un montant de travaux de bâtiment public (hôpital, école, bâtiment administratif), est supérieur à 750.000 EurosHT  le maître d’ouvrage public doit organiser un concours (environ 3 à 5 candidats choisis parmi 100 à 150 candidatures en moyenne).

Ce concours est rémunéré entre 5.000 et 35.000 euros HTpar équipe selon la complexité du programme et le coût de l’équipement et indemnise les candidats non retenus.

Le jury des concours est un jury composé à moitié de professionnels, choisis parmi l’ordre des architectes ou architectes de la ville, l’autre moitié de politiques et d’usagers.

Attention cela ne vaut pas pour la commande privée, Il arrive aussi que des maîtres d’ouvrages privés bien informés et soucieux de l’investissement à long terme de leur bâtiment organise de leur propre initiative des concours.

Il est nécessaire que le volume de la commande publique Vietnamienne (Etat, Région et villes) soit plus importante qu’elle ne l’est actuellement, notamment en terme de construction de logements sociaux, cela nécessite une réorganisation du système politique actuel.

Et puis en guise de conclusion la rémunération des équipes de maîtrise d’œuvre (architectes+ ingénieurs) oscille entre 6 et 13,5% selon les montant des travaux, alors qu’elle est divisé par deux voir par quatre au Vietnam, cette rémunération est vitale pour que les architectes exercent leur profession avec optimisme et liberté, mais cela est autre sujet…

 Olivier Souquet le 12 Mai 2012

Theo Tạp Chí Kiến Trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more