Bộ mặt đô thị Việt Nam đang phát triển quá rối. Sự đóng góp của 17.000 kiến trúc sư (KTS) vào quá trình phát triển đô thị lại quá mờ nhạt, thậm chí còn đứng ngoài cuộc chơi. Phải làm gì để có thể tận dụng được chất xám của KTS? Làm sao để tiếng nói của các KTS trong các công trình dân sinh xã hội có trọng lượng và hiệu quả? Những trăn trở trên đã được nêu ra tại buổi toạ đàm về xây dựng luật KTS, do hội KTS TP.HCM tổ chức mới đây.

0a98f4e8732bda007bbf787115d32123
Khi luật KTS được ban hành, bộ mặt đô thị Việt Nam đang phát triển “quá rối” sẽ được cải thiện? Ảnh: Thanh Hảo

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, phó chủ tịch hội KTS Việt Nam, đồng thời là phó chủ tịch hội KTS TP.HCM Nguyễn Văn Tất, cho rằng cần phải có luật để vừa “trói” vừa “mở” cho đội ngũ KTS hiện nay, để KTS phải gánh trọng trách về nền kiến trúc nước nhà thay vì là thân phận người làm thuê trong các hợp đồng thiết kế.

Theo ông, khi luật KTS được ban hành, tình hình “quá rối” nói trên có được cải thiện?

Chắc chắn sẽ được cải thiện vì mục tiêu của luật KTS hướng tới mục đích như vậy. Khi có luật KTS, cấu trúc hành nghề của KTS được luật hoá, với sự kiểm soát bởi một bộ máy chuyên môn được Nhà nước bổ nhiệm. Luật ra đời, nó sẽ gỡ nút thắt tiêu cực của nhiều vấn đề như: đạo đức nghề nghiệp của KTS, sự cạnh tranh không lành mạnh trong chuyên môn, đầu tư theo lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến cộng đồng, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn khổng lồ được đổ vào xây dựng không phụ thuộc phán xét đơn lẻ của nhà đầu tư… Hàng năm Nhà nước và xã hội nói chung chi ra hàng trăm ngàn tỉ đồng để xây dựng những công trình, chờ “cây đũa thần” để cải thiện bộ mặt kiến trúc, bộ mặt đô thị.

Vậy theo ông, những nội dung cơ bản nào trong dự luật KTS sẽ giúp tiếng nói của đội ngũ KTS có trọng lượng?

Thứ nhất là thực thi quy trình đào tạo, kiểm soát liên tục từ trường đại học cho đến khi KTS không còn hành nghề nữa. Giới KTS chịu trách nhiệm giới thiệu, để đảm bảo cho xã hội những KTS có đạo đức, có trình độ để tiêu những khoản tiền khổng lồ đúng mục đích, có ý nghĩa… Thứ hai, luật sẽ đưa ra các quy trình chuẩn về các mối quan hệ về nội dung công việc và về đạo đức hành nghề. Luật quy định nghĩa vụ của người KTS đối với nghề, thân chủ, đồng nghiệp; nghĩa vụ đối với cộng đồng, truyền thống, lịch sử, văn hoá…

Như ông nói, luật KTS có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề của đô thị. Vậy tại sao bây giờ chúng ta mới bàn đến việc xây dựng luật?

Đó cũng là thực tế mà hội KTS Việt Nam đeo đuổi dưới phương thức hành nghề theo luật và quy chế KTS đoàn từ năm 1994 đến nay. Đất nước chúng ta có thời gian rất dài quản lý theo cơ chế bao cấp. Bắt đầu thời kỳ đổi mới, yếu tố thị trường cũng lên tiếng nhưng quán tính của xã hội nói chung, thói quen của người làm nghề và nhất là sự chuyển đổi về nếp nghĩ của nhà quản lý chuyên môn trực tiếp có những trì trệ nhất định. Nhưng rất vui, chuyện đến rồi cũng đã đến. Tờ trình về ban hành luật KTS đã được Quốc hội phiên vừa qua chấp thuận đưa vào chương trình làm luật. Nghĩa là sự cần thiết phải có luật đã được xác nhận. Việc tiếp theo là xây dựng nội dung luật như thế nào để phù hợp với thông lệ quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên để đảm bào sự hài hoà.

TÙNG QUANG – Theo SGTT

Bộ mặt của đô thị TP.HCM hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức, trong đó có sự đấu tranh giữa cái cũ cái mới. Vậy theo ông cần yếu tố nào để sự phát triển này được hài hoà?

KTS Nguyễn Văn Tất: Đó là luật KTS, và hy vọng đó là “cây đũa thần” trong tình hình rối ren hiện tại. Để có một nền kiến trúc căn bản, lành mạnh thì hầu hết các nước trên thế giới đều có luật KTS, sớm cũng từ những năm 30 của thế kỷ trước. Tại sao? Tại vì mỗi quốc gia có thể giàu nghèo khác nhau nhưng nói tới các giá trị nhân văn, nghệ thuật thì đều căn bản giống nhau, trong đó có kiến trúc. Ví như, một nhà thơ vĩ đại của một đất nước Tây Âu không thể sang dạy cho một nhà thơ Việt Nam cách làm một bài thơ lục bát thế nào cho rung động.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, đất nước chúng ta lại xảy ra tình trạng trái khoáy. Đó là bỏ nhiều tiền để thuê những KTS nước ngoài (thật sự giỏi, cũng có khi không giỏi) đến để dạy cho mình làm cách nào để giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá kiến trúc Việt Nam! Đúng ra, những vấn đề thuộc về bản sắc thì mình phải chủ động gánh vác, dù không loại trừ trợ giúp kinh nghiệm từ người ngoài. Luật KTS có quy định về sự hợp tác với những KTS đồng nghiệp nước ngoài, nó cũng giải quyết sự bất công trong sân chơi giữa KTS trong nước và ngoài nước.

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more