Là người thắng giải Pritzker năm 2011 nhưng kiến trúc sư người Bồ Đào Nha Eduardo Souto de Moura đã thừa nhận gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với EI Mundo, 59 tuổi, kiến trúc sư muốn làm việc tại quê hương mình hoặc gần đó như Tây Ban Nha. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay khiến ông phải mở rộng tìm kiếm công việc dành cho mình đến các khu vực khác nhau ở Châu Âu, chủ yếu là Ý và Pháp.
Đắm chìm trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia thứ 3 trong Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (17 nước) cần cứu nguy về tài chính để tránh phá sản, sau Hy Lạp và Ireland. Trong tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đạt đỉnh ở mức 15%. Trong khi đó, Souto de Moura chỉ ra, dường như Tây Ban Nha thậm chí còn gặp khó khăn nhiều hơn, và có khả năng trở thành thành viên thứ tư trong khu vực Euro (17) cần các gói cứu trợ. Bloomberg BusinessWeek cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha hiện tại là 23,6%, đây là con số lớn nhất Châu Âu hiện nay.
Những người biểu tình trên một tuyến phổ tại Mandrit – Tây Ban Nha để phản đối các chính sách cắt giảm chi tiêu, tham nhũng chính phủ và thất nghiệp tăng cao – Ảnh Globalpost
Kể từ khi mở văn phòng hành nghề riêng của mình từ năm 1980, Souto de Moura đã hoàn thành hơn 60 tòa nhà, chủ yếu ở Bồ Đào Nha và một số nơi khác như Tây Ban Nha, Ý, Đức, Anh và Thụy Sĩ. Ông được vinh danh tại giải thưởng Pritzker 2011 với các công trình mang tính biểu tượng của mình như sân vận động Braga (2004) và Casa das Histórias Paula Rego(2011)…
Nhiều giả định rằng khi có vinh dự nhận giải thưởng uy tín này, Souto de Moura sẽ có sự trải nghiệm mới mang tính đột biến trong hành nghề với nhiều khoản lợi nhuận thu được. Thật không may, điều này không như bạn nghĩ. Giải thưởng đã gia tăng đáng kế số lượng mời tham dự các cuộc thi ở nước ngoài, tuy nhiên ông cho biết ông vẫn phải cạnh tranh rất chật vật và chỉ dành chiến thắng 1 trong số 8 cuộc thi mà ông tham gia.
Dù là người thắng giải Pritzker năm 2011 nhưng Eduardo Souto de Moura vẫn đang đối mặt với thất nghiệp
Theo báo cáo của El Mundo, Souto de Moura thì “trước cuộc khủng hoảng, nghề kiến trúc tại Bồ Đào Nha đã trở thành một “nghề thời trang” với hơn 20 trường đào tạo, cho “ra lò” khoảng 2000 kiến trúc sư mỗi năm”. Sau sự bùng nổ này, bây giờ tới Venezuela, Mỹ, Canada, Pháp và Thụy Sĩ. Báo cáo mới nhất. khoa kiến trúc của Đại học Kỹ thuật Lisbon (UTL), một trong những địa chỉ đào tạo uy tín về kiến trúc trên thế giới có thể bị đóng cửa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.
Nền kinh tế thế giới đang thay đổi, theo báo cáo gần đây của Knight Frank và Citi Private Bank, dự đoán nước có GPD cao hàng đầu là Ấn Độ vào năm 2050, các nước theo sau gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Indonexia, Brazil, Nigeria, Nga, Mexico, Ai Cập, Nhật Bản.
Thái Linh – Kienviet.net (Dịch từ Archdaily)