Đánh dấu kỷ niệm năm thứ 2 về trận động đất 7 độ richte tàn phá Haiti, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn những nỗ lực trong dự án Trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi tại Haiti – một dự án với tiêu chí hướng tới giải thưởng LEED Bạch Kim.
Được dẫn đầu bởi Hội đồng công trình xanh Mỹ (USGBC) và đối tác xã hội chính thức của họ – HOK. Dự án nói trên không chỉ tập trung vào chăm sóc trẻ em mà còn mục đích ”nhân rộng mô hình xây dựng, tái thiết lại” cuộc sống, là công cụ giảng dạy cho cộng đồng địa phương. Sự nỗ lực của USGBC thể hiện qua phương châm “mỗi câu chuyện về công trình xanh là một câu chuyện về con người”.
Tiến trình thực hiện đang ở giai đoạn hoàn tất thiết kế, công trình sẽ là một ngôi nhà an toàn, lành mạnh cho trẻ em Haiti, hoạt động theo mô hình Sáng kiến toàn cầu Clinton, phi chính phủ, phi giáo phái. Công trình kết hợp việc sử dụng năng lượng tái tạo, xử lí nước và xử lí chất thải tạo thành tổng hòa bền vững cho “hạ tầng” công trình.
Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một nơi “nuôi dưỡng và phục hồi”, ông Thomas Knittel của HOK, AIA, LEED AP, lãnh đạo Seattle cho biết “Chúng tôi đang nỗ lực để tạo ra công trình hoạt động đúng nghĩa net zero và cung cấp một nguồn năng lượng tích cực cho xây dựng”.
Quá trình tạo khối chính, định hướng không gian, mở cửa, tận dụng vật liệu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của thiết kế thụ động. Công trình được tổ chức xung quanh một sân trung tâm, khu chính gồm 3 tầng, do công trình chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nên cấu trúc chính thiết kế dạng chữ L, hai bên công trình bố trí nhà ăn và không gian đào tạo.
Learn More about Project Haiti from U.S. Green Building Council on Vimeo.
Trong quá trình thiết kế HOK làm việc theo chiến lược vạch ra – phỏng sinh học theo cây bông gạo tại địa phương, với hệ thống trợ giúp phân nhánh và độ phát xạ ở mức thấp, các giải pháp này góp phần quan trọng tạo ra hiệu quả bền vững cho công trình.
Công trình sử dụng năng lượng tự cung tự cấp (nguồn điện lưới thành phố tại đây thiếu và không đáng tin cậy), năng lượng dư thừa sẽ cung cấp cho hệ thống đèn đường phố xung quanh và cho các trạm xạc công cộng miễn phí hoạt động.
Chất thải trong công trình được xử lí theo hệ thống khép kín, từ đó tạo ra khí đốt để nấu thức ăn. Nước thải sẽ được thu thập, lọc sạch và lữu trữ để tái sử dụng. Mặt đứng với “ranh giới” bảo vệ là các lối đi phía ngoài sẽ giảm bức xạ một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo được thông gió và ánh sáng tự nhiên cho công trình. Hệ thống năng lượng mặt trời và các không gian xanh được bố trí trên mái nhà.
Thái Linh – Kienviet.net (Dịch và tổng hợp từ Archdaily)