Không gian công cộng là không gian nào?


Trong căn biệt thự vốn xây riêng cho một gia đình lại phân cho cả chục gia đình dùng chung cũng định ra rạch ròi: lối đi chung, sân chung, mái nhà để là chỗ phơi chung, vòi nước chung, bể nước chung, cái bếp chung và cả nhà vệ sinh dùng chung nữa.
Lùi xa hơn, khi Hà Nội chuyển mình từ cái Thành thị phong kiến (phố phường không khác đường làng nhà quê là mấy) sang thành phố xây dựng theo lối tây với những con đường thênh thang, hàng cây xếp hàng thẳng tắp, rồi nào là vườn hoa, nào là quảng trường… Nhưng thấm sâu nhất vào mỗi cư dân thành phố là “ Chỉ giới đường đỏ” – vạch ranh giới có sức nặng ghê gớm, phân định giữa cái riêng và cái chung, không ai dám vượt qua ranh giới ấy mà phạm tới “quốc gia công thổ” được.
Hà Nội có thiếu không gian công cộng không?


Ai cũng thấy hay khi thành phố đang đổi thay, người đông hơn, xe máy ô tô nhiều hơn, cuộc sống tiêu dùng hối hả hơn xưa rất nhiều. Nhưng chúng ta cũng cần tìm ra câu trả lời cho vấn đề Hà Nội có cần đến những không gian công cộng đủ sức sống, nơi chúng ta cùng đến đó để có thể chia sẻ niềm vui, những ước vọng hay bàn bạc kế hoạch để cùng nhau chung tay xây dựng khung cảnh thành phố đẹp đẽ, khang trang hơn? Muốn vậy, chúng ta sẽ bắt đầu từ việc gì?
Xin dành lại những sáng kiến, thử nghiệm về mô hình chung tay xây dựng không gian công cộng trong các bài viết sau.
KTS Trần Huy Ánh