Tháng 7/2011, Hà Nội khảo sát địa chất để thiết kế kỹ thuật cho tuyến đường ngầm đầu tiên Hà nội dài 4km từ Cát linh vào Ga Hà nội, tuyến đường đặt ra những cơ hội và thách thức cho giới chuyên môn VN.

Đường ngầm dự kiến thông tuyến năm 2016

Theo QH HN có tới 8 tuyến đường sắt đô thị, tuyến số 3  Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai dài 21km. Giai đoạn 1 (Nhổn –Ga Hà Nội) dài 12,5km, trong đó 8,5km đi nổi trên cao. Đoạn sau từ Cầu Giấy tới ga Hà Nội sẽ đi ngầm dưới đất dài 4 km gồm các ga Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu và ga Hà Nội – dự kiến sẽ thông tuyến 2016.

Đoạn ngầm gồm 2 tunnel đường kính 6,3m, khoảng cách giữa 2 tunnel khoảng16m ngầm sâu 16-30m so với mặt đất. Trả lời những câu hỏi còn  e ngại ngập lụt ở Hà Nội (do mưa lớn và hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập của HN sẽ ảnh hưởng thế nào tới dự án, ông Alain Bechereau, Phó giám đốc Systra cho biết: “ máy đào hầm TBM hoạt động được trong mọi thời tiết, kể cả mưa to gió lớn. Trong quá trình thi công, sẽ tạo các giếng chứa và hệ thống đường ống để rút nước. Đồng thời toàn bộ các công trình ngầm của dự án như làn đường ống ngầm, nhà ga… đã được thiết kế bao gồm các hệ thống thoát nước hiện đại để có thể hoạt động trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt…”

1.jpg

Untitled-3.jpg 2.jpg 

Đoạn 4 km ngầm đi qua khu vực vốn là khu vực  đầm hồ chi chít ( HN1873) hầm Kim Liên 2010

Câu trả lời này hẳn chưa yên lòng vì Hà nội có 2 đoạn đường ngầm Kim Liên và Đại lộ Thăng Long nhưng mưa to là ngập. Cả hai  đã có hệ thống bơm hút hiện đại  nhưng vấn đề là  khi mưa lớn thì sẽ bơm đi đâu khi chung quanh đã đầy nước  Quy hoạch thoát nước HN cho đến 2020 , toàn bộ vẫn là  là tự chảy  đổ ra mương Tô Lịch hay sông Nhuệ chạy vòng quanh 10-15km xuống hồ Yên Sở mới bơm ra sông Hồng. Với 2 hầm đường bộ ngập sâu 1,5 m thì nhiều lắm là 15.000-20.000m3 úng ngập. Cho dù 2-3 tiếng bơm hút thì bà con ta vẫn vừa bơi vừa đi qua đó , “ đầu sẽ ráo , áo sẽ khô “ mà đến nơi làm việc ; xe thì thay bugi , thay dầu ngấm nước là chạy bình thường.

Nhưng đường ngầm Hà Nội dài  4.000m x 2 làn x31,17m2/làn=250.000M3 nước ngập sâu >20m sẽ bơm đi đâu khi toàn bộ đương lượng trữ nước HN tháng 11 năm 2008 là 23 triệu m3 bơm 7 ngày mới hết? Bố trí mặt bằng ở đâu để làm giếng hút đủ lớn, sâu đủ lớn cất trữ tức thời 250.000m 3 nước? Cho tới nay, chưa có hệ thống metro hiện đại  nào công bố chịu được nước ngập. Càng hiện đại, càng tự động hóa thì hệ thống điện – điện tử vô cùng phức tạp và đắt tiền, nhưng ngập nước  là hỏng, vứt đi.

Thành phố hiện đại cũng ngập nước :

Tokyo ( Nhật Bản ) năm 1971, mưa lớn do bão kết hợp triều cường đã làm ngập nhiều tuyến đường ngầm.Trước năm 2000, trung tâm  Kulalumpur ( Malaysia) cũng ngập nặng. Năm1953, London cũng ngập ….Mỗi nước có mỗi cách, nơi dùng đập ngăn, nơi dùng bể chứa , nhưng phổ biến là làm sông ngầm và bố trí nhiều trạm bơm công suất lớn. TạiTokyo, để tiêu úng cho mạng đường ngầm dầy đặt, bể ngầm lớn dự án “G-cans ” sức chứa >20 triệu m3. Ống ngầm D=50 m dài 6,5km nối 5 giếng D= 32 sâu 65 m để bơm 17 triệu M3/ ngày đêm ra sông Edogawa.

5.jpg  4.jpg

Tunnel vừa khít toa tầu ,sâu tới >-20m và chống ngập bằng cách xây bậc cao lối vào do Systra đế xuất

Hay nhất là đường ngầm kết hợp thoát ngập của dự án SMART tại Kuala Lumpure ( Malaysia). Tunnel R= 13,2 m chia 3 tầng : 2 tầng ô tô ngược chiều nhau, dưới cùng làm cống thoát nước. Sông ngầm dài 9,7 Km chi phí hơn 560 triệu USD.

Tunnel của Metro HN bố trí 2 ống, R =6,5m là quá nhỏ, không đủ không gian thoát nước, cần đưa về một ống R =13,2 như dự án SMART. Đồng thời quan trọng là tổ chức giếng hút liên hoàn, bơm từ 2 đầu đường ngầm : một đầu nối ra sông Hồng, một đầu ra sông Tô Lịch.

Đây là dự án chỉ dừng đến Ga Hà Nội, nhưng muốn bơm thoát 2 đầu thì phải lồng ghép Metro với thoát nước: vừa chống ngập cho trung tâm Tp vừ chống ngập an toàn cho chính metro. Đường ngầm kéo tiếp  đến cuối phố Trần Hưng Đạo. Hà Nội vẫn có cơ hội cân nhắc để chỉ làm 2 tunnel D=6,3m hay một tunnel  D=13,2m .

Đường ngầm Hà Nội là một vấn đề mới mẻ không chỉ với cư dân mà của cả giới chuyên môn. Nhiều kỹ thuật, công nghệ mới đặt ra cho các chuyên gia Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ: từ kỹ  thuật địa chất / đất nền đến hố đào sâu, từ gia công cơ khí đến thiết bị điện, điện tử, tự động hóa. Không chỉ làm ra một đường ngầm mà vận hành đoàn tầu công nghệ mới là vấn đề lớn: chúng ta chưa có một cơ sở công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực này. Hư hỏng, thiếu hụt một chi tiết/ linh kiện sẽ làm đình đốn hàng giờ, hàng ngày và nhiều  ngày.

6.jpg

7.jpg

Dự án SMART-Kuala Lumpure . Tunnel R= 13,2 m 3 tầng : 2 tầng ô tô + tầng cống thoát nước

Đường ngầm đi sâu vào lòng đất Hà Nội đặt ra vô số câu hỏi, không chỉ chờ đợi tư vấn quốc tế mà chính các chuyên gia kỹ thuật Việt Nam hôm nay và nay mai phải tự trả lời. Nếu chúng ta có lời giải thì không chỉ Hà Nội có một tuyến đường hiện đại đi lại thuận tiện hàng ngày mà đất nước ta sẽ có một đội ngũ tri thức xứng đáng, vững tin đi tới tương lai.

8.jpg
 
Đề xuất 4 km ngầm kéo dài thêm 2 km đến cuối phố Trần Hưng Đạo, mở rộng tunnel, lập 2 trạm bơm ra sông Hồng và sông Tô Lịch, vừa là tầu điện ngầm vừa thoát úng ngập TT Hà Nội

Bài và ảnh KTS Trần Huy Ánh

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more