Tuần Vietnamnet có đăng bài của TS Trần Đình Bá đã đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông đô thị có tính “bền vững, là giải pháp ích nước lợi dân nằm trong tầm tay mà người Việt Nam sẽ làm được, không phải thụ động chờ chuyên gia nước ngoài…” Chúng tôi rất đồng quan điểm này và xin bổ sung là nếu có những ý tưởng sáng tạo của bạn bè bốn phương thì chúng ta cũng nên tiếp nhận và tìm cách ứng dụng chủ động .
Hồng Hà -Hà Nội , nghiên cứu của Đại học KU Leuven ( Vương Quốc Bỉ )
GSTS-KTS Kelly Shannon đến từ KU Leuven khá quen thuộc với Kiến trúc sư làm việc trong lĩnh vực quy hoạch đô thị Việt nam , bà đang phối hợp với các viện, trường ĐH để nghiên cứu mối quan hệ sông Hồng với Hà Nội .
Trong báo cáo: “Quy hoạch Hà Nội mở rộng : Tái định hướng Hà Nội- một đô thị thế kỷ 21 bên sông Hồng “ trình bày ngày 21/10/2009 tại Viện Kiến trúc –Quy hoạch ( VIAP) – Bộ Xây Dựng. Phạm vi nghiên cứu của GS là đặt Hà Nội trong tổng thể châu thổ sông Hồng , với 22 triệu dân , chiếm 1/ 4 GDP cả nước . TP và sông có số phận gắn bó với sự biến đổi môi trường : nước biển dâng , ngập lụt và khô hạn …. . GS còn đề xuất những không gian tái tạo đô thị khi đưa những con đê thành không gian công cộng .
Sông Hồng : từ đường thủy đến đường bộ
Đầu TK 20 , mặt chính của TP nhìn ra sông Hồng , ngay sát mép nước là con đường rộng , phóng tầm mắt sang ruộng ngô Gia Lâm , khi ấy thuộc tỉnh Bắc Ninh . Bến Chợ Gạo sầm uất nối HN với các tỉnh duyên hải cũng như các tỉnh trung du phía Bắc .
Năm 1926 , lũ lớn uy hiếp nội thành , thành phố đắp đê chắn nước mỗi năm một cao dần , tách sông ra khỏi phố . Sau 1954 , dân cư ngoài bãi đông dần , đến nay hàng chục vạn ngưòi sinh sống như một phần tách biệt bới con đê cao .Đê được BT hoá thành con đường vành đai quan trọng . Sự cách trở đã làm phố quay lưng lại với sông .
![]() |
Phố bên sông đầu TK20 . Ảnh trái : Khung cảnh quanh Cầu Long Biên năm 2005 và 1925 |
Cho dù dòng chảy thất thường nhưng xu hướng khô hạn của sông Hồng mỗi nay một rõ . Sông cạn dòng thì Vận tải thủy theo đó suy giảm . câu hỏi đặt ra là làm thế nào để điều hòa mực nước để khai thác đường thủy và làm cách nào để kết nối đường bộ nội đô với đường thủy dọc theo đôi bờ sông Hồng ? làm sao để không gian đô thị chật cứng trong đê có thể tiếp xúc tốt nhất với mặt nước sông Hồng rộng mở ?
Như vậy quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cần gắn liền với nghiên cứu tổng hợp về sông Hồng , rất tiếc là hiện trạng đang bị tách riêng thành các mảnh rời rạc
Các nghiên cứu đô thị Hà Nội liên quan đến sông Hồng :
Sau nhiều năm bị lờ đi trong các đồ án quy hoạch phát triển TP . Năm 1997 , phía Bắc sông Hồng được biết đến với dự án quy mô , được nghiên cứu bởi các tư vấn quốc tế uy tín . Khủng hoảng tài chính làm cho dự án bỏ dở nhưng những nội dung tích cực đã đưa vào Quy hoạch 108 phê duyệt năm 1998
![]() |
Sông Hồng và Bắc Sông Hồng trong QH 1998 : Diện tích mặt nước cây xanh tràn ngập |
Năm 2007 , sau 10 năm im lặng , đại dự án Sông Hồng trình làng gây nhiều tranh cãi . Câu hỏi lớn là trị thủy sông Hồng trả lời sơ sài trong khi quá chú ý vào các lợi ích kinh doanh BĐS . Những tác động về biến đổi khí hậu ngày một rõ , nguy cơ hạn hán mỗi năm một gay gắt khiến chúng ta cần cân nhắc cách ứng xử với sông Hồng sẽ ra sao nếu muốn mùa lũ thoát nước nhanh nhưng cũng cần lưu trữ lại nước ngọt cho mùa hạn .
![]() |
Sông Hồng và Bắc Sông Hồng trong đồ án PPJ và hình phối cảnh dự án BĐS trong dự án sông Hồng : Diện tích mặt nước cây xanh đã bị thu hẹp nhường chỗ cho những không gian tầm thường |
Sông Hồng chênh lệch 2 mùa lũ cạn 8 m và ngày càng gay gắt .Mùa khô trơ đáy, mùa lũ thì hàng tỷ m3 nứoc chảy qua Hà Nội đổ ra biển Đông . Cần giữ cho mực nước ổn định để cảnh quan có mặt nước , GT thuỷ không mắc cạn . Nông nghiệp thuộc lưu vực sông không bị khô hạn .
![]() |
Bản đồ cao độ Đồng bằng sông Hồng 1905 : mầu xanh xẫm cote +1m so với mặt biển . Đề xuất hành lang ngăn mặn , đập giữ nước ngọt và khu đất ngập nước Nam Hà Nội , Bắc Hà Nam |
Muốn vậy cần làm đập mềm giữ nước cuối dòng : khi khô giữ +5m nước sâu , khi lũ tháo nước thoát nhanh trữ vào vùng trũng hay đổ ra biển vừa giữ nước ngọt , vừa ngăn nước mặn thâm nhập . muốn sông hiền hoà thì phải mở đập Đáy , cấp nước cho sông , biến sông Hồng , Sông Đáy , sông Tích và chuỗi đầm lầy hồ chứa thành một hồ chứa nước dài gần 400 km, đương lượng lưu trữ hàng tỷ M3 nước . Đem lại nguồn lợi thuỷ sản dồi dào , tài nguyên nứoc sạch giá trị .
Con đê đã thành lối xe , làm thế nào để mở phố ra sông :
Đầu năm 2010, HN dự kiến làm 6 tuyến đường trên cao dài 34 km , khái toán 32.000 tỷ VNĐ . Đường trên cao dọc theo đê sông Hồng là 1 trong 6 tuyến , nối cầu Thăng Long đến cầu Vĩnh Tuy có 4 làn xe dài hơn 15km ( tô mầu đỏ ) .
![]() |
Nâng cao cote đường làm cho sông Hồng liên thông với phố thuận tiện . Khi có nước lớn các cổng phố bằng kim loại nhanh chóng đóng lại – TP an toàn mùa lũ , thông thoáng ngày thưòng |
Kết hợp với các dự án chống sạt lở bờ sông , nên chăng đưa con đường làm bên mép nước đóng vai trò giao thông thay thế khi thi công đường trên cao mặt đê .
Khi đường trên cao hoàn thành , đường mép sông thành đường đi bộ , dịch vụ giải trí công cộng với cảnh quan sông Hồng làm công viên khổng lồ của TP
Con đường sát mép nước kè cứng , chống sạt lở và lấn chiếm lòng sông một cách chủ động, Dưới nền đường là hệ thống thu gom nước thải , xử lý tại nguồn trước khi cho đổ vào sông.
![]() |
![]() |
Kề đá chống sạt lở bờ sông Hồng đang thi công tháng 4/2011 …có thể bổ thêm 2 làn đường sát mép nước |
Những lợi ích từ không gian giải phóng gầm đường trên cao làm ga ra thu phí , tăng cường thu phí phương tiện vào phố trung tâm và sự đóng góp của người dân tái định cư tại chỗ đảm bảo nguồn đầu tư cho giải pháp . Nghiên cứu sông Hồng một cách đồng bộ và toàn diện sẽ đưa ra lời giải thích hợp cho những kịch bản phát triển đa dạng
Trần Huy Ánh
Ghi chú : Ghi chú : sử dụng tư liệu của Workshop Sông Hồ Hà Nội –Viện nghiên cứu kiến trúc UAI – ĐHXD Hà Nội- tháng 4/2009 , nghiên cứu của Kelly Shannon ,báo cáo của PPJ…Ảnh minh họa Hanoidata ST&BT