Sáng 26/3, tại Viện Kiến Trúc – Quy hoạch đô thị và Nông thôn (VIAP)đã diễn ra hội thảo Kiến Trúc Xanh – Môi trường và Kí ức. Đến tham gia hội thảo có KTS. Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch hội KTS VN, KTS. Lê Thị Bích Thuận – Phó Viện trưởng VIAP, GS.KTS. Akira Kuryu – Phó trưởng khoa Kiến trúc Đại học ChiBa – Nhật Bản, cùng đông đảo các bạn đồng nghiệp và thông tấn báo chí quan tâm.
![]() |
Chủ tịch HKTS VN phát biểu khai mạc |
Mở đầu hội thảo KTS. Nguyễn Tấn Vạn bày tỏ chia buồn sâu sắc với những nạn nhân của trận sóng thần và động đất vừa qua tại Nhật. Giới KTS Viêt Nam và Nhật Bản từ lâu đã có nhiều dịp hợp tác với nhau, và sau hội thảo lần này giới KTS 2 nước sẽ thúc đẩy nhiều hợp nữa trong quan hệ hợp tác và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm cho nhau.
Tại hội thảo, GS. Kuryu nhấn mạnh về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên trong thiết kế Kiến trúc, chủ đề “Môi trường và Kí ức” chính là triết lí trong thiết kế của ông. Sự sáng tạo trong thiết kế của ông không chỉ bắt nguồn từ cảm xúc nhất thời như Mĩ thuật, mà là sự nhào nặn của tư duy mô phỏng sau quá trình cảm thụ không gian tại thực địa, trên cơ sở nắm vững các nguyên lí thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư.
Những công trình do ông thiết kế đều đạt các giá trị ấn tượng về thị giác, thính giác, và tâm lí con người. Ông quan niệm thiết kế kiến trúc không đơn thuần chỉ là kiến tạo không gian, mà còn tạo lập yếu tố thời gian, đấy là yếu tố ” Kí ức” trong thiết kế của ông.
Nhà tưởng niệm quốc gia các nạn nhân của bom nguyên tử tại Nagasaki
Phát biểu tại hội thảo Kiến Trúc Xanh không phải là điều mới mẻ khi nhắc đến tại Việt Nam, tuy nhiên đội ngũ KTS nắm vững các nguyên lí và phương pháp thực hiện không phải là nhiều, và thực sự còn khá nhiều khó khăn khi ứng dụng vào Việt Nam. – TS. Lê Bích Thuận phát biểu.
GS.Kury cho rằng, Việt Nam cần tích cực giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường chuyển giao kỹ thuật với không chỉ Nhật Bản mà còn các quốc gia phát triển trên thế giới. “Theo tôi, Việt Nam phát triển chậm hơn nhiều về cơ sở hạ tầng, nhưng VN lại có được nhiều bài học về sự cần thiết phải huy động vốn mới, hậu quả của đô thị hóa, các vấn đề môi trường, quản lí. Kinh nghiệm từ thất bại và thành công của các nước khác chính là bài học quý báu cho Việt Nam”.
GS.Akira Kuryu sinh năm 1947 tại thành phố Ichikawa tỉnh Chiba. Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác kiến trúc khá muộn nếu so sánh với các KTS cùng thời khác. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ kiến trúc tại đại học Waseda, ông vào làm việc cho văn phòng thiết kế tổng hợp của KTS lừng danh thế giới Fumihiko Maki, sau đó trở thành giảng viên hợp tác Phòng nghiên cứu Maki ở trường đại học tổng hợp Tokyo. Năm 1987 ông thành lập công ty thiết kế tổng hợp Kuryu. Chỉ trong một thời gian ngắn ông đã cho ra đời các tác phẩm kiến trúc xuất sắc như : Bảo tàng tưởng niệm nhà thám hiểm Uemura Naomi (1994)
Nhà tưởng niệm quốc gia các nạn nhân của bom nguyên tử tại Nagasaki (2003)… Ông đạt được nhiều giải thưởng Kiến trúc danh giá trong và ngoài nước như : Giải thưởng xuất sắc của hiệp hội KTS Nhật Bản JIA Giải Kiến trúc văn hóa của viện hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản Giải thưởng Kenneth F.Brown dành cho thiết kế kiến trúc xuất sắc Châu Á Thái Bình Dương… Với những thành công đó ông xuất sắc dành được vị trí xứng đáng trong làng Kiến trúc đầy tên tuổi lớn của Nhật Bản. |
Thái Linh