Theo KTS Lê Trọng Bình, việc xây dựng hầm chui Trần Hưng Đạo có thể tạo hiệu ứng ngược bởi “nếu làm đường lớn vậy có thể kéo thêm người vào nội thành?”. Đồng tình, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý GTVT đề nghị, phải nghiên cứu kỹ lưỡng và công phu, đánh giá đầy đủ…

Trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 – 2050 đang được trình Thủ tướng Chính phủ có quy hoạch phương án hầm qua sông Hồng tại vị trí bắt đầu từ cuối đường (quận Hoàn Kiếm), đi ngầm qua sông Hồng, kết nối với mạng lưới đường trên địa bàn quận Long Biên. Đề xuất này đã làm dấy lên dư luận với những ý kiến trái chiều nhau.

Ý tưởng khả thi nhưng có nên thực hiện?

Sau khi có đề xuất xây dựng hầm ngầm qua sông Hồng, UBND TP Hà Nội cũng đã nhận được văn bản đề nghị đầu tư xây dựng hầm qua sông Hồng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) của Công ty CP VinGroup. Công văn có nội dung đề nghị xây dựng đường hầm sông Hồng theo hình thức hợp đồng BT và khai thác quỹ đất bờ tả sông Hồng, đoạn từ đường hầm nối đến cầu Thanh Trì, huyện Gia Lâm để hoàn vốn đầu tư công trình.

Đồng thời, UBND TP Hà Nội và Văn phòng Chính phủ cũng nhận được văn bản của Công ty Trường An – Bộ Quốc phòng với nội dung: Hợp tác đầu tư với một số đối tác gồm Ngân hàng cổ phần Liên Việt, Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng – Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Xây dựng 319 – Bộ Quốc phòng, Công ty cổ phần Him Lam theo phương thức liên danh để đầu tư xây dựng đường hầm qua sông Hồng theo hình thức hợp đồng BT; và khai thác thu hồi vốn đầu tư tại các quỹ đất. Liên danh của Công ty Trường An đề xuất xin được đầu tư theo hình thức BT và khai thác đất tại 3 khu đất trên địa bàn TP Hà Nội để hoàn vốn.

Ý tưởng về việc xây hầm ngầm qua sông Hồng không hẳn là mông lung khi ở TP Hồ Chí Minh, hầm ngầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn cũng đã gần hoàn thành. Xét về ý tưởng, hầu hết các chuyên gia và các nhà quy hoạch đều khá đồng tình vì trong điều kiện quỹ đất dành cho giao thông còn eo hẹp, mặt bằng thổ cư đang rất chật chội thì việc làm đường hầm là hợp lý với quy hoạch mà không làm ảnh hưởng đến mặt bằng thực tế. Thêm nữa, nếu công trình này được thông qua sẽ tạo cơ hội cho các kỹ sư của Việt Nam chứng minh được khả năng, năng lực ngang tầm với thế giới.

Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhận xét, về nguyên tắc, những đa dạng trong giao thông Hà Nội giữa bên này sông và bên kia sông là điều hoàn toàn tốt. Chỉ có vấn đề là đề xuất này phải có những khảo sát về địa chất, điều kiện tự nhiên và cả điều kiện về phong thủy. Bản thân sông Hồng có những điều kiện địa chất rất đặc thù và chỉ sau khi có nghiên cứu cụ thể, chúng ta mới nên quyết định có nên hay không nên làm và nên như thế nào.

Còn ông Nguyễn Văn Chương, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải cũng đánh giá cao việc đa dạng hóa hệ thống giao thông Hà Nội bằng việc xây dựng hầm đường bộ. Nhưng ông Chương nhấn mạnh cần có những nghiên cứu nhiều chiều hơn nữa vì sông Hồng là một con sông có nhiều đặc thù. Bên cạnh đó cần phải đặt ra vấn đề nghiên cứu nhu cầu giao thông vận tải trong khu vực cũng như tính kết nối với mạng lưới giao thông của công trình này.

7 hanoi2069 450 1

Hà Nội đã có 6 cầu bắc qua sông Hồng.

Hầm ngầm có thể tạo hiệu ứng ngược

Trao đổi với báo chí trong kỳ họp HĐND TP Hà Nội mới đây, KTS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc, lại cho rằng, Hà Nội cứ làm đúng theo quy hoạch năm 2008 với 6 cầu qua sông Hồng là hoàn chỉnh rồi, thời điểm này chưa cần thiết xây dựng hầm đường bộ.

Ông Hanh chỉ rõ: “Quy hoạch Thủ đô mới chưa được duyệt, còn quy hoạch cũ chỉ có 6 cầu. Theo tôi, sông Hồng không phải sông vận tải lớn, vấn đề thoát lũ và trị thủy không ảnh hưởng gì nếu xây cầu. Nhưng riêng làm hầm thì phải nghiên cứu rất kỹ, phải đánh giá đầy đủ mọi yếu tố, cả về giao thông, mỹ quan, kinh tế và chiến lược, vấn đề bảo dưỡng và vận hành rất phức tạp. Đặc biệt, làm hầm thì phải nghiên cứu việc đấu nối hai đầu, đặt hầm tại khu vực phố cũ Trần Hưng Đạo sẽ gây ùn tắc giao thông”.

Thậm chí, theo KTS Lê Trọng Bình, Viện trưởng Viện Kiến trúc, việc xây dựng hầm chui Trần Hưng Đạo có thể tạo hiệu ứng ngược bởi “chúng ta đang tìm giải pháp tránh đông cho trung tâm Hà Nội, nếu làm đường lớn vậy có thể kéo thêm người vào nội thành?”.

Ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải khẳng định, trước khi đề xuất phải nghiên cứu kỹ lưỡng và công phu, đánh giá đầy đủ các tác động cả tiêu cực và tích cực để có câu trả lời làm hầm ngầm là đúng hay không, có giảm ách tắc giao thông nội thành và hỗ trợ phát triển kinh tế hai bên bờ sông, đảm bảo lợi ích của nhà nước, của nhà đầu tư hay không. Chưa có nghiên cứu thì chưa thể nói có hay không nên xây dựng. Ông Hùng cũng lo ngại, việc xây hầm ngầm sẽ làm ách tắc giao thông.

Theo CAND

 

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more