Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Cương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục, Truyền thông và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) bức xúc: “Có nhiều người ác quá, tìm mọi cách để giết cây cối. Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chỉ cần đứng trước cửa nhà họ mà “không đúng chỗ”, “không hợp hướng”… là họ ra tay sát hại liền. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp cổ thụ ở Hà Nội bị “bức tử” vì những lý do lãng nhách như vậy, xót xa lắm“.

Liên tiếp các vụ “bức tử”

12 cay1852Cách đây ít ngày, tại ngã ba Trần Hưng Đạo – Đinh Công Tráng, một cây cổ thụ bỗng nhiên bật gốc đổ xuống, đè bẹp ca bin chiếc xe container, đồng thời quệt ngã một người đang điều khiển xe máy đi ngang qua. Cơ quan chức năng xác định, cây cổ thụ này không phải tự nhiên bị “ngã“, mà chịu tác động của ngoại lực.

Trường hợp này không phải là cá biệt, bởi theo thống kê của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh, mỗi năm có hàng chục vụ xâm hại, triệt hạ cây xanh. Điều đáng nói, những cây cổ thụ, hình ảnh về nét đẹp văn hóa cổ kính, thâm trầm của Hà Nội cũng đang lâm vào tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng về “tính mạng“.

Theo ông Nguyễn Nguyên Cương, cây cổ thụ quý ở Thủ đô Hà Nội phải có tuổi đời từ 100 năm, đường kính gốc phải đạt từ 70cm trở lên. Bên cạnh đó là những cây có giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt, như cây do Bác Hồ, các nguyên thủ quốc gia nước ngoài trồng lưu niệm.

Suốt từ năm 2006 đến nay, Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Cương cùng các đồng sự đã khảo sát hơn 1.000 cây xanh theo tiêu chuẩn đó, và đã hoàn thành cơ bản việc khảo sát để mã hóa, xác định vị trí địa lý, tọa độ của 725 cây cổ thụ, thuộc 62 loài và 30 họ thực vật khác nhau nằm trên địa bàn Hà Nội (trước khi mở rộng) trong cuốn “Atlas cây cổ thụ Hà Nội“.

Mỗi lần đi khảo đếm lại, lại thấy nhiều cây cổ thụ bị hư hại nặng, chết, sắp chết nên Tiến sĩ Cương cho rằng, một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với cây cổ thụ đó là tác động của con người.

2010 08 22 1834

Cây đa lông ở tòa soạn báo Nhân Dân – Ảnh: Việt Dũng

Ngược thời gian, có thể thấy, cây cổ thụ Hà Nội cũng đã chịu nhiều đợt bể dâu. Trong thời kỳ bao cấp khó khăn, nhiều cây gạo, muỗm cổ thụ đã bị chặt để lấy gỗ đóng bàn ghế cho học sinh và bàn làm việc của phường, xã. Trong quá trình đô thị hóa, do thiếu hiểu biết trong quy hoạch và bảo tồn, chúng ta đang hủy diệt dần hệ thống cây xanh, nhất là đối với cây cổ thụ.

Có nhiều “độc chiêu” triệt hạ cây cổ thụ. Người ta thường “bọc bê tông” cho cây, khiến cây thiếu nguồn nước tự nhiên nuôi dưỡng, hoặc dùng bếp than tổ ong để bên cạnh, đổ dầu, muối, axit vào gốc cây, trước sau “các cụ cây” cũng thành… củi. Những cây đa, cây đề ở phố Thụy Khuê, Lò Đúc, Hàng Gai, Ngõ Gạch… đang bị chính những người dân sống xung quanh xây lấn chèn ép, thậm chí dùng nhiều thủ đoạn triệt hạ, nên đang bị chết dần.

Cây gạo cổ thụ trước cổng đền Ngọc Sơn to đẹp như thế, nhưng qua nhiều năm tháng, những người dân vô ý thức đã “trút nỗi buồn” vào gốc cây làm cho cây chết, khi trồng lại cây gạo khác cũng không sống được vì đất đã nhiễm độc quá nặng. Điều đáng nói, rất nhiều cây cổ thụ đã biến mất khỏi bản đồ cây xanh Thủ đô, do chính sự tắc trách của những cơ quan, đơn vị liên quan.

Như trường hợp cây giàng giàng đại thụ (đường kính 80cm) bị đốn hạ khi giải phóng mặt bằng cho công trình tu bổ tôn tạo di tích đền Voi Phục (quận Ba Đình). Hay gần đây là trường hợp cây xà cừ (đường kính 72cm) ở trước cửa nhà B14 Kim Liên (quận Đống Đa) đã đổ nhào do bị các công nhân đào hè xây dựng cống chặt đứt gần hết bộ rễ của cây. Gần đây nhất là vụ cây bàng cổ thụ (khoảng gần 100 tuổi) bị bật gốc trước nhà 39 phố Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm) với những vết chặt rất rõ ràng ở bộ rễ.

Cần có chế độ đặc biệt để bảo vệ

Hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Cương và các đồng sự đang khẩn trương khảo cứu đều đã có mã số, có tọa độ địa lý và vị trí địa điểm đến tận đường, phố, xã, phường cho các cây cổ thụ trên địa bàn toàn Hà Nội. Được biết, hiện nay, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đang quản lý các cây cối ở đường phố, nơi công cộng, nhưng với cây cối trong vườn nhà người dân, hay trong vườn chùa, thì chưa sâu sát được.

Cây cổ thụ là loại cây có giá trị đặc biệt nên phải có cơ chế quản lý riêng biệt, chế độ chăm sóc, bảo vệ đặc biệt. Tôi đã thấy ở nước ngoài, họ làm khung, rào bao quanh, có bảng đồng ghi tên tuổi, lý lịch một cách trang trọng… Cây cổ thụ là nhân chứng lịch sử, là nét văn hóa mang bản sắc dân tộc và tâm linh đối với người Việt Nam. Thành phố Hà Nội nên có văn bản công nhận những cây cổ thụ là tài sản có giá trị bảo tồn được nhà nước quản lý bảo vệ. Đồng thời cần giới thiệu giá trị và tuyên truyền trong cộng đồng, có thể đưa những cây cổ thụ đặc biệt thành điểm du lịch. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được các cây cổ thụ cho Thủ đô và con cháu mai sau“- ông Nguyễn Nguyên Cương nói.

Gia Linh – theo CAND

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more