Công trình de Plussenburgh của công ty thiết kế kiến trúc Arons en Gelauff Architecten là công trình dân cư được thi công vào năm 2004 và hoành thành vào năm 2006 tại thành phố Rotterdam của Hà Lan. Công trình này có vốn đầu tư là 23,8 triệu USD với tổng diện tích xây dựng là 15.678 m2.
Vào năm 2001, một cuộc thi tuyển thông qua lời mời được tổ chức nhằm tìm chọn một thiết kế phù hợp cho dự án nhà ở dành cho người về hưu. Mục tiêu của cuộc thi tuyển này nhằm tạo ra một tiêu chuẩn về chất lượng kiến trúc cho những dự án tiếp theo, nằm trong dự án quy hoạch tổng thể đầy tham vọng của vùng khu vực trung tâm Ijsselmonde, một trong những vùng ngoại ô của thành phố Rotterdam.
Công việc thiết kế dành cho người lớn tuổi trên 55 tuổi trở lên được lấy cảm hứng từ một giai đoạn của những người về hưu của thế hệ sinh ra vào những năm thập niên 40 và 50. Công trình này đã tạo sự ủng hộ cho thị trường nhà ở dành cho người già vốn không được ưu ái bởi các chủ đầu tư bằng việc tạo ra một khối công trình dân cư nhiều màu sắc. Công trình đã hình thành nên một bố cục thú vị bao gồm một khối nhà và nền được nâng cao khỏi mặt đất. Khối nền được nâng cao 11 mét trên mặt nước và tạo ra một tầm nhìn ngoạn mục cho khu hồ nước hiện hữu từ phía tòa nhà dành cho y tá bên cạnh vốn hiện hữu trước đây. Việc sử dụng tối thiểu diện tích bề mặt của khối công trình đã tạo ra không gian cho một khu vườn thiên nhiên.
Hai khối chính của công trình bao gồm các căn hộ dân cư với hệ dầm có khoảng cách rộng 9,6 mét, cho phép việc thiết kế nhiều mặt bằng khác nhau và khả năng thích ứng cao trong tương lai. Một thang máy được che kín có chức năng kết nối công trình mới với công trình hiện hữu, nơi mà các nhân viên y tế, và khu bếp, khu hỗ trợ được bố trí.
Những mặt dựng của công trình dân cư được thiết kế với bề ngoài mạnh, thể hiện được chất lượng không gian ba chiều thông qua các ban công uốn lượn. Các ô cửa kính phòng trưng bày được làm bằng loại kính có khả năng tự làm sạch, tạo vẻ ngoài mượt mà nhưng có nhiều màu sắc với hơn 200 sắc màu đậm nhạt khác nhau.
Được bố trí bên dưới khối công trình là không gian vui chơi được bao phủ bởi nước, và lối vào từ phía sân vườn, được trải nhựa đường nhằm tạo sự thuận tiện cho người tàn tật sử dụng xe lăn và xe máy. Một phương thức thiết kế thảm cỏ, thay đổi định kỳ, được bố trí qua nhiều khu vực của toàn thể công trình. Các hoa văn hình dáng cây tre được thiết kế trên các bức tường bê tông nội thất, phương thức trồng cây tại sân vườn và ngay cả các thảm cỏ tại không gian giải trí đều được dựa vào một phương thức thiết kế chung đồng nhất.
Ardor – theo Archdaily
CÔNG TY KIẾN TRÚC ARDOR ARCHITECTS HÂN HẠNH TÀI TRỢ BÀI VIẾT NÀY