Rome, Italy
1998–2009
Ảnh: Iwan Baan
CHƯƠNG TRÌNH:
Trung tâm nghệ thuật đương đại và kiến trúc, không gian triển lãm tạm thời.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Bộ Văn hóa Italy, Rome, Italy.
Quỹ MAXXI
QUI MÔ:
30000m2
Ý TƯỞNG:
MAXXI là từ viết tắt của bảo tàng nghệ thuật thế kỷ 21. Đây là bảo tàng công cộng đầu tiên dành cho sáng tạo nghệ thuật và kiến trúc đương đại. Ý tưởng xây dựng một trung tâm cho nghệ thuật đương đại và kiến trúc đã lên được lên kế hoạch từ đầu năm 1998, cùng với nguyện vọng của Bộ Di sản Văn Hóa Italy nhằm đảm bảo truyền thống văn hóa vĩ đại của Italy trong quá khứ không bị phủ nhận trong viễn cảnh tiếp diễn đến tương lai.
MAXXI được thiết lập để khuyến khích các hình thái nghệ thuật ngày nay, những gì sẽ trở thành di sản cho mai sau. Với dự định không chỉ là nơi triển lãm nghệ thuật, MAXXI còn được lên kế hoạch có workshop nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau của thiết kế đương đại, thời trang và điện ảnh để thiết lập một cuộc đối thoại với nghệ thuật và kiến trúc với sứ mệnh văn hóa lấy cảm hứng từ ba từ quan trọng: sự đổi mới, đa văn hóa và liên ngành.
Quan niệm thiết kế MAXXI được chuyển thể từ ý tưởng bảo tàng là “một đối tượng” và hướng tới ý tưởng “một thể loại công trình” dễ tiếp cận cho mọi người. Sau nhiều sự tìm tòi, nghiên cứu của chúng tôi phát triển thành ý tưởng về giao điểm của các đường thẳng, nơi tác động chính trên mặt bằng là những bức tường liên tục cắt nhau và riêng biệt để tạo không gian cả trong nhà và ngoài trời. Mặt bằng tự thẳng hàng với hai lưới đô thị quy định việc quy hoạch của thị trấn tại khu vực này và hình thái mới của mạng lưới đã tạo ra dạng hình học phức tạp của khuôn viên.
Những bức tường của MAXXI tạo thành các “dòng suối chính” và “dòng suối phụ”. Các “dòng suối chính” là các phòng trưng bày, và các “dòng suối phụ” là nơi kết nối và những “chiếc cầu”. Mặt bằng có duy nhất một dấu ấn hình chữ L uốn lượn giữa các tòa nhà hiện có. Thay vì nhìn thấy điều này như một giới hạn, chúng tôi đã sử dụng nó như một lợi thế, đưa ra một cơ hội để khám phá những khả năng của bó cấu trúc tuyến tính, cấu trúc xoắn, khám phá khối lượng công trình ở một vài khu vực đồng thời giảm bớt tập trung ở những nơi khác – rồi tạo ra một trung tâm văn hóa đô thị dày đặc nơi mà không gian nội thất và ngoại thất đã được đan quyện vào nhau và chồng lên nhau.
Các nhà thầu cung cấp giải pháp xây dựng tổng hợp từ các đề xuất kỹ thuật đã trình bày ở giai đoạn đấu thầu – với những đóng góp trực tiếp của các lĩnh vực tham gia vào việc hoàn thành các thành phần. Các đặc điểm kỹ thuật riêng của vật liệu được giảm thiểu tối đa sau khi một chiến lược tổng hợp thông qua nhằm bảo đảm sự phối hợp chính xác của vật liệu xây dựng và phương pháp cần thiết để phát triển dây chuyền sản xuất riêng biệt cho đối tác.
Để đảm bảo tính liên tục, các bức tường của MAXXI được đổ tại chỗ thành bê tông tự đầm chặt. Một trong những khía cạnh thách thức nhất của quá trình xây dựng là một khối bê tông đúc sẵn dài tới 50m. Kiến trúc sư Zaha Hadid đã đưa ra nguyên tắc đúc để sử dụng các ván khuôn bê tông trong quá trình phối hợp làm việc, đông thời chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp mặt bằng kết cấu của mô hình gỗ, hoàn thành các hệ thống ván khuôn ngoài tiêu chuẩn, thiết kế hỗn hợp bê tông và quyết định vẻ bề ngoài thông qua việc đặt bê tông.
ẢNH:
Ảnh: Iwan Baan
Ảnh: Iwan Baan
Ảnh: Iwan Baan
Ảnh: Iwan Baan
Ảnh: Iwan Baan
Ảnh: Roland Halbe
Ảnh: Roland Halbe
Ảnh: Iwan Baan
Ảnh: Iwan Baan
ẢNH TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG:
Ảnh quá trình xây dựng © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid, 9/2007
Ảnh quá trình xây dựng © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid, 9/2007
Ảnh quá trình xây dựng © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid, 9/2007
Ảnh quá trình xây dựng © Hélène Binet, 7/2007
Ảnh quá trình xây dựng © Hélène Binet, 7/2007
Ảnh quá trình xây dựng © Hélène Binet, 9/2006
RENDER TRÊN MÁY TÍNH:
Phối cảnh © Zaha Hadid Architects
Phối cảnh © Zaha Hadid Architects
BẢN VẼ:
Mặt bằng tầng trệt © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Mặt bằng trần tầng trệt © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Mặt bằng tầng một © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Mặt bằng trần tầng một © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Mặt bằng tầng hai © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Mặt bằng tầng một © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
TRANH VẼ:
Tranh vẽ © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Tranh vẽ © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Tranh vẽ © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Tranh vẽ © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
Tranh vẽ © Văn phòng kiến trúc Zaha Hadid
KIẾN TRÚC SƯ:
VĂN PHÒNG KIẾN TRÚC ZAHA HADID
THIẾT KẾ: Zaha Hadid và Patrik Schumacher
THUYẾT MINH DỰ ÁN: Gianluca Racana
NHÓM GIÁM SÁT CÔNG TRƯỜNG: Anja Simons, Paolo Matteuzzi, Mario Mattia
NHÓM THIẾT KẾ: Anja Simons, Paolo Matteuzzi, Fabio Ceci, Mario Mattia, Maurizio Meossi, Paolo Zilli, Luca Peralta, Maria Velceva, Matteo Grimaldi, Ana M.Cajiao, Barbara Pfenningstorff, Dillon Lin, Kenneth Bostock, Raza Zahid, Lars Teichmann, Adriano De Gioannis, Amin Taha, Caroline Voet, Gianluca Ruggeri, Luca Segarelli
NHÓM THI: Ali Mangera, Oliver Domeisen, Christos Passas, Sonia Villaseca, Jee-Eun Lee, James Lim, Julia Hansel, Sara Klomps, Shumon Basar, Bergendy Cooke, Jorge Ortega, Stephane Hof, Marcus Dochantschi, Woody Yao, Graham Modlen, Jim Heverin, Barbara Kuit, Ana Sotrel, Hemendra Kothari, Zahira El Nazel, Florian Migsch, Kathy Wright, Jin Wananabe, Helmut Kinzer, Thomas Knuvener, Sara Kamalvan
TƯ VẤN:
QUY HOẠCH: ABT (Rome, Italy)
KẾT CẤU: Anthony Hunt Associates (London, UK),
OK Design Group (Rome, Italy), Studio S.P.C. S.r.l. (Rome, Italy)
M&E: Max Fordham and Partners (London, UK), OK Design Group
CHIẾU SÁNG: Equation Lighting (London, UK)
ÂM HỌC: Paul Gilleron Acoustic (London, UK)
KTS Vương Đạo Hoàng; KTS Nguyễn Thu Vân.
(Vui lòng ghi rõ nguồn Kienviet.net khi đăng tải lại bài viết này!)