Cho tới nay, Việt Nam chưa lựa chọn được giải pháp phù hợp để trùng tu phố cổ Hà Nội bởi chưa thể xác định được cụ thể cái gì là quý nhất, dù đã có khoảng hơn 20 nước trên thế giới tham gia nghiên cứu, và đưa ra nhiều phương án trùng tu.

Bài liên quan:

>> Những ngôi nhà ống ở Phố Cổ Hà Nội

>> Không có phố cổ, chỉ có phố cũ

>> Nếp sống Tràng An trong một nhà vườn phố cổ

>> Phổ Cổ: Người chê kẻ mê

>> Phố cổ – Bảo tồn như thế nào?

HN5.jpg

Ý kiến trên được TS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội đưa ra tại hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm về việc trùng tu các phố cổ: Genova và Hà Nội”.

Trong khu phố cổ Hà Nội hiện nay có 112 di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có 90 di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng; 22 di tích mang dấu ấn cách mạng; chưa kể hàng trăm ngôi nhà được xác định có giá trị kiến trúc tiêu biểu chẳng hạn như nhà số 38 phố Hàng Đào -.trước kia là đình Đồng Lạc (đình của chợ bán tơ lụa) được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, triều vua Lê’, còn lưu giữ một số tấm bia đá có từ năm 1856; hoặc ngôi nhà số 87 phố Mã Mây có kiến trúc đẹp với những bày trí vật dụng mang phong cách Á Đông…

Việc trùng tu và bảo tồn khu phố cổ Hà Nội hiện đang khiến các nhà chức năng băn khoăn bởi trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã có nhiều ngôi nhà, công trình xuống cấp cần phải sửa sang, trùng tu lại. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, vẫn chưa thấy phương án trùng tu phổ cổ nào phù hợp, mặc dù Hà Nội đã mời rất nhiều nước tham gia, hoặc là tự nguyện hoặc là hợp tác, như Australia, Nhật, Pháp, Thụy Điển…

Ví dụ, dự án của Australia năm 1995 đề xuất điều chỉnh toàn bộ quy hoạch chi tiết phố cổ, nhưng chưa thực hiện được vì cách làm quy hoạch của Australia không giống với phố cổ Hà Nội. Năm 2009, Đại học Xây dựng kết hợp với Nhật Bản đưa ra phương án bảo tồn và khai thác phố cổ bằng cách cải tạo một ô phố hoặc làm tầng hầm cho các ngôi nhà để tăng diện tích ở. Nhưng cách này không thể áp dụng được, vì nếu làm tầng hầm sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và độ bền vững của ngôi nhà.

Theo số liệu của Ban Quản lý khu phố cổ Hà Nội, hiện thành phố có gần 1.100 ngôi nhà có giá trị cần phải trùng tu, sửa chữa với khoảng 15.000 hộ gia đình sinh sống. Trong số các công trình nhà ở phố cổ có trên 20% nhà mới; 63,1% nhà xuống cấp; 11,7% nhà hư hỏng; 5,1% nhà không đủ điều kiện sinh sống.

phoco-economics-vnu-edu-vn.jpg

Hiện nay, một trong những khó khăn lớn của Hà Nội là phải nâng cấp, trùng tu các ngôi nhà này như thế nào trong khi tổng thể các ngôi nhà mọc san sát, liền kề nhau. Mặt khác, vấn đề sửa chữa, nâng cấp khu phố cổ Hà Nội phải tính đến việc bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng nằm liền kề với các ngôi nhà cổ bởi khi sửa chữa ngôi nhà này sẽ ảnh hưởng tới kiến trúc và kết cấu của các di tích lịch sử kề cận.

Để giữ gìn khu phố cổ, vấn đề đáng quan tâm theo ông Nghiêm là phải đảm bảo điều kiện dân sinh, đảm bảo điều kiện sống cho người dân. Một vấn đề đặt ra hiện nay, nhiều người dân đã ở đây 30 – 40 năm, phải sống trong cảnh chật hẹp nhưng vẫn không chịu chuyển đi nơi khác vì cuộc sống của họ còn gắn liền với việc buôn bán, kinh doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao mà thành phố Hà Nội có chủ trương di dân đến nơi khác để trùng tu, nâng cấp phố cổ nhưng tiến độ thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ.

Theo ông Nghiêm, đầu tiên phải có quy chế, được thể chế hóa bằng những văn bản pháp luật, trong đó chỉ rõ người dân làm gì, chính quyền làm gì và phối hợp với nhau như thế nào… Tiếp đó là nhận diện trong khu phố cổ cái gì quý nhất, dựa vào đó xác định chỉ tiêu để có thể lựa chọn một vài ngồi nhà để thực hiện bảo tồn thí điểm thay vì chọn quá nhiều.

Kinh nghiệm bảo tồn phố cổ Genova của Italy cho thấy, Italy thành công trong việc bảo tồn bởi họ chỉ trùng tu tôn tạo 40 ngôi nhà trong tổng số những ngôi nhà họ có trong thành phố. Tuy nhiên, không giống như Genova, Việt Nam hiện đưa ra 800 ngôi nhà có giá trị, 121 công trình tôn giáo, 30 công trình xếp hạng cấp quốc gia cần bảo tồn… Chính điều đó khó khăn cho việc thực hiện.

Kiến trúc sư Giorgio Parodi, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP Genova nhận định rằng, việc trùng tu phố cổ nên bắt đầu từ việc quy hoạch các tuyến phố, khu quảng trường, vườn hoa. Phải xác định được giá trị văn hóa của từng khu vực bằng cách nghiên cứu kỹ tất cả những ngôi nhà trong phố cổ, phân loại A, B, C dựa theo giá trị kiến trúc, lịch sử, vị trí đắc địa… sau đó mới trùng tu.

(Theo TBKTSG)

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

chungcucu caitao head
Quy chế thí điểm xây dựng cải tạo các khu nhà chung cư cũ tại Hà Nội

Sự đồng hành giữa lợi ích của Nhà nước, thành phố, DN và người dân, trong đó lấy lợi ích Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more