Kiến trúc sư Ba Lan Jednacz gần đây đã chia sẻ thông tin với cộng đồng kiến trúc sư đồ án tham gia cuộc thi thiết kế Bảo tàng lịch sử Ba Lan mà họ mới giành được giải Nhì.
Bài liên quan:
>> Zaha Hadid:Bảo tàng Guggenheim Hermitage
>> Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Trung Đông
>> Bảo tàng chiến tranh đế quốc
>> 3XN chiến thắng cuộc thi Bảo tàng Nghệ thuật Randers
>> Bảo tàng mới của hãng xe ôtô Đức, Porsche tại Stuttgart-Zuffenhausen
>> Bảo tàng Chocolate Nestle – Rojkind Arquitectos
Các điều kiện thiết kế cho Bảo tàng lịch sử mới ở Ba Lan, tại thành phố Warsaw, đã được quyết định dựa vào hình thái đô thị hiện hữu từ sơ đồ bố trí theo trường phái Baroque thế kỷ 18 của lâu đài Ujazdow và các con đường cao tốc xuất hiện vào những năm thập niên 70. Việc lựa chọn vị trí thích hợp cho bảo tàng mới là quyết định mang tính then chốt nhất của dự án. Nó là kết quả của việc tìm kiếm sự cân bằng giữa cái cũ và cái mới, và cái mới sẽ là phần bổ sung thêm và hoàn thiện thêm cho sơ đồ bố trí công viên theo trường phái Baroque cổ.
Hai yếu tố cân bằng được hình thành trên phong cảnh đồi dốc đầy ấn tượng – lâu đài hiện hữu và bảo tàng mới. Hai công trình được bố trí đối diện nhau có khoảng cách, với lối vào được canh gác tại phía tây của thành phố Warsaw. Ngoài ra, vị trí được lựa chọn có sử dụng các điều kiện tự nhiên sẽ làm tôn lên các mảnh nhỏ lẻ, rời rạc của khu đồi mà không cần bất kỳ kết cấu xây dựng nào, và những xử lý công nghệ – ngoại trừ những yếu tố liên quan trực tiếp đến việc hình thành nên bản thân công trình.
Lối vào và ý nghĩa biểu trưng của nó
Yếu tố cơ bản và những khó khăn về vị trí công năng và không gian của một bảo tàng là lối ra vào và sự kết nối của nó với kết cấu đô thị hiện hữu tại thành phố, đặc biệt là sự kết nới với con đường quan trọng và danh giá nhất của thành phố Warsaw là Royal Road. Do vậy, lối ra vào vào bảo tàng được quyết định ngay trên con đường này. Lối vào được thiết kế là quần thể tiếp nối của các tượng đài, các tác phẩm tương tác, các tác phẩm ngoài trời, các bức tường đá thiên nhiên granite, những thứ sẽ tạo nên một buổi trình diễn thông tin đa phương tiện. Cổng vào sẽ được kết nối với bảo tàng bằng một lối đi có tên gọi là Alley of Kings.
Hình khối và công năng
Tòa nhà bảo tàng bao gồm hai phần riêng biệt là khu hành chính và khu bảo tàng, được kết nối với nhau bằng một cầu bằng kính. Hình khối của tòa nhà đơn giản và rõ ràng với một mái bêtông lớn có trồng cây xanh bên trên. Mái này sẽ tiếp nối cảnh quan xung quanh một cách mượt mà và được nâng cao dần lên để trở thành điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp đến khu vực thung lũng sông Vistula. Một không gian khá lớn với mái bằng bêtông cốt thép và không gian trữ nhiệt to lớn sẽ đảm bảo cho một môi truờng thoải mái bên trong công trình.
Vào mùa hè, bảo tàng sẽ được làm mát tự nhiên thông qua việc bốc hơi của nước mưa tại các lớp thực vật xanh. Thẩm mỹ của tầng mái được hỗ trợ bằng các cột gỗ cao 12m để thể hiện sự liên hệ với những vật liệu truyền thống của Ba Lan. Các cột gỗ bao xung quanh công trình với các mặt dựng bằng kính bên trong nhằm tạo nên một kiến trúc hàng cột tương tự như tại đền thờ Hy Lạp. Khu bảo tàng bao gồm hai tầng chính. Tầng thứ 1 là nơi bố trí sảnh vào cùng với một quầy thông tin và một sảnh trưng bày triển lãm nghệ thuật được thường xuyên thay đổi, còn tầng 2 phía bên dưới là nơi bố trí các trưng bày triển lãm nghệ thuật cố định.
Không gian bên trong khu bảo tàng được xác lập nên bằng một bức tường đá thiên nhiên granite lớn là bức tường vinh danh Wall of Names. Bức tường Wall of Names này là một bảng thông tin tương tác đa dạng và mang ra trưng bày một cách sống động các tấm hình chân dung của những người Ba Lan danh giá nhất và những người dân bình thường trong lịch sử Ba Lan. Đây là một hình thức ẩn dụ kiến trúc mà phân chia tòa nhà, giống như một bức rèm sân khấu, ra thành hàng ngàn năm của lịch sử đất nước Ba Lan.
Ardor Architects – theo Archdaily
CÔNG TY KIẾN TRÚC ARDOR ARCHITECTS HÂN HẠNH TÀI TRỢ BÀI VIẾT NÀY!
(Đề nghị ghi rõ nguồn Kienviet.net khi đăng tải lại bài viết này!)