Chúng tôi đến xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn vào đầu tháng 4. Theo thống kê của UBND xã Đông Viên, số nhà sàn cổ đang giảm dần, hiện chỉ còn gần 300 hộ giữ được nhà sàn. Người Tày ở đây quen sinh sống trong những nếp nhà sàn truyền thống. Nhưng giờ đây, hình ảnh những ngôi nhà sàn xinh xắn, ấm cúng đang dần bị mai một.

Nhà sàn đã gắn bó với bao thế hệ người Tày ở Bắc Cạn. Ngay cả tên gọi cũng như kết cấu đều toát lên vẻ đặc trưng của nó, đòi hỏi người làm ngôi nhà phải khéo léo, nhuần nhuyễn thì mới có thể tạo được ngôi nhà ưa mắt và phù hợp.

4e2a67e25c330ecafb2b0005ca6946cd.jpg

Người dân Đông Viên không biết các ngôi nhà sàn cổ có từ bao giờ, chỉ biết nó được truyền từ đời này sang đời khác. Khi người con trai đến tuổi trưởng thành được cha ông truyền dạy lấy gỗ và làm nhà. Cột và khung nhà làm bằng gỗ lim, nghiến, dẽ, kháo… Vách nhà làm bằng gỗ xẻ hoặc tre vầu, tre mai. Mái nhà chủ yếu lợp bằng lá cọ rất sẵn ở miền núi. Có rất nhiều ngôi nhà sàn đã tồn tại khoảng trên dưới 40 năm như nhà của ông Nông Văn Nghĩa, Nguyễn Phúc Lan… Nhà sàn được làm tương đối cao, và có kết cấu chắc chắn. Nhà sàn cổ có hai loại: Loại 42 cột, 6 gian và 36 cột, 5 gian. Mỗi gian đều có những chức năng riêng. Gian giữa là nơi quan trọng. Đây là nơi đặt bàn thờ, nơi tiếp khách. Các gian phụ để sinh hoạt, chứa thóc lúa, quần áo và vật dụng gia đình… Nhà sàn còn có phần gầm để tránh thú dữ, chăn nuôi, làm cho ngôi nhà thoáng mát hơn. Ngày nay, kiểu nhà sàn đó được thay đổi cả về kết cấu và kiến trúc, nhà đẹp hơn và phù hợp hơn.

2.jpg

Thế nhưng, giờ đây nhà sàn của người Tày, Bắc Cạn đang dần mất đi! Nguyên nhân cơ bản nhất là vật liệu làm nhà khan hiếm. Làm nhà sàn cần rất nhiều gỗ mà người dân không thể tự ý khai thác gỗ như trước đây bởi Luật bảo vệ rừng. Nếu mua gỗ để làm một ngôi nhà sàn ưng ý phải chi phí hàng trăm triệu đồng. Mặt khác trước tác động của đô thị hóa, người dân đã sử dụng những vật liệu bán sẵn để làm nhà. So với việc làm nhà sàn bằng gỗ thì nhà bằng gạch, xi măng rẻ hơn. Vì vậy những ngôi nhà sàn dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà xây, ngói lợp. Người dân ở đây cho biết, trong những năm gần đây đã xuất hiện những người chơi nhà cổ lên đây thu mua nhà sàn cổ giá từ 80 đến 100 triệu đồng. Nhiều gia đình đã bán đi để dựng lại nhà mới đơn giản hơn…

Được biết, để khôi phục các ngôi nhà sàn cổ, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư hơn 6,3 tỉ đồng thực hiện dự án bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo này tại bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu. huyện Ba Bể. Tuy nhiên, sự đầu tư đó chỉ khắc phục những ngôi nhà sàn cổ tại một số điểm. Điều quan trọng là các ngành chức năng của tỉnh Bắc Kạn cần đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con hiểu được giá trị truyền thống của nhà sàn. Từ đó họ có ý thức hơn trong việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa nhà sàn cổ, kết hợp tốt giữa phát triển du lịch sinh thái với duy trì và bảo tồn các ngôi nhà sàn cổ.

Lý Thị Thanh Hương

(Theo langvietonline.vn)

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more