Kienviet.net – Phnom Penh là một trong số những thành phố nguyên vẹn về mặt kiến trúc nhất của châu Á. Xin mời độc giả cùng làm một chuyến du hành lịch sử đến những toà nhà cổ nhất của thành phố huyền bí này.
Du lịch và đầu tư đang bùng nổ ở Phnom Penh bởi di sản kiến trúc giàu có của thủ đô Căm-pu-chia là một sự thu hút lớn đầy hấp dẫn. Thành phố này dường như vẫn nguyên vẹn như cách đây 50 năm bởi vì phiến quân Khơme Đỏ đã mang Căm-pu-chia quay lại những năm đầu công nguyên. Cảm giác kỳ quái về một châu Á đã lùi vào dĩ vãng là một bức màn hoàn hảo cho các cửa hàng nhỏ, phòng triển lãm và nhà hàng đang lấn át những toà lâu đài lịch sử. Nhưng sự phát triển chắc chắn sẽ mang đến sự phá huỷ những di sản kiến trúc cũ. “Hằng ngày dường như lại có cái gì đó mất đi” ông Alexis de Suremain, giám đốc điều hành nhiều khách sạn tại một số địa điểm lịch sử và Chinese House trong khu phố mua sắm cổ nhất của người Hoa trong thành phố nói.
Quỹ Asian Heritage Properties, một quỹ kêu gọi các nhà đầu tư lớn muốn mua lại những toà nhà di sản quan trọng để phục hồi và cho thuê lại có thể giúp đỡ Căp-pu-chia khắc phục tình trạng này. Ông Patrick Davenport, người đang lập kế hoạch phát động quỹ với Douglas Clayton, người đang điều hành Leopard Capital, quỹ đầu tư lớn nhất Căm-pu-chia nói: “Thật buồn khi chứng kiến Phnom Penh lặp lại sai lầm của những dân tộc châu Á khác. Nhưng vẫn còn đủ thời gian để thử nghiệm một cách tiếp cận mới.”
Cấu trúc tháp cụt ngọn này thường khiến giao thông ở giao điểm đông đúc giữa đường số 108 và đại lộ Norodom. Đây là một trong những toà nhà cổ nhất Phnom Penh lấy làm kiêu hãnh với rất nhiều đặc điểm không thể tìm thấy ở đâu khác trong thành phố này. Những tổ chức bảo tồn lịch sử như Heritage Watch đã xếp nó lên đầu danh sách những kho báu kiến trúc thành phố.
Toà nhà này được xây dựng vào những năm 1900 đã từng là một địa chỉ cho các nhà làm phim sản xuất phim tài liệu về kỷ nguyên chiến tranh. Trước đây nó thường bị đe doạ phá huỷ nhưng gần đây đã được Câu lạc bộ những phóng viên thường trú nước ngoài tại Phnom Penh để ý đến. Câu lạc bộ này đang điều hành một nhà hàng và một quầy bar tại một địa điểm trùng tu các công trình thuộc địa gần đó. Câu lạc bộ dự định xây một khách sạn thương mại và du khách có thể nhìn ngắm Bảo tàng Quốc gia và Cung điện hoàng gia từ đây.
Khách sạn Hotel de la Poste được xây từ những năm 1980. Khi đó nó chỉ là một trung tâm thương mại. Người Pháp đã bố trí mạng lưới dây điện thành phố rất gọn gang trong thời kỳ Căm-pu-chia còn là thuộc địa. Đến nay mạng lưới này vẫn còn tồn tại và tạo nên một cánh quan hấp dẫn hiếm có của một trung tâm đô thị châu Á mà hầu như vẫn còn nguyên vẹn so với nó từ hơn một thế kỷ trước.
Bưu điện đầu tiên của thành phố đi vào hoạt động từ những năm cuối thế kỷ 19 ngoại trừ giai đoạn phiến quân Khmer Đỏ thổi tung ngân hàng trung tâm, cấm lưu thông tiền bạc và để lại một Phnom Penh không một bóng người. Được trùng tu nhiều lần, dinh thự thuộc địa rộng lớn này nhìn ra một quảng trường là điểm khởi đầu cho các chuyến hành trình du lịch kiến trúc.
Romdeng là một trong nhiều nhà hàng thuộc những toà lâu đài cổ lộng lẫy của Phnom Penh. Ngày càng có thêm nhiều lâu đài bị khoá sổ vì các nhà phát triển đua nhau dựng lên các toà nhà căn hộ và văn phòng. Nhưng thật may mắn Romdeng đang được điều hành bởi tổ chức Những người bạn quốc tế (Friends International), tổ chức cứu hộ trẻ mồ côi và trẻ đường phố để đào tạo làm việc cho các nhà hàng Khmer cao cấp.
Commissariat (Đồn cảnh sát trung tâm) được xây dựng khoảng năm 1910 là một điểm nhấn trong bộ phim của Matt Dillon“Thành phố những hồn ma”. Một điểm nổi bật của công trình những sân hiên bên ngoài được bổ sung sau khi quân đội Pháp trực tiếp học được bài học rằng những sân hiên được che chắn của thành phố hoàn toàn không phải là vật trang trí mà là bộ phậni rất thiết yếu cho việc giữ mát trong cái nóng của xứ nhiệt đới này. Đã nhiều năm nay người ta đồn rằng toà nhà sẽ được tái sinh với tư cách là một khách sạn nhỏ.
Thanh Huyền (theo Forbes)
(Đề nghị ghi rõ nguồn kienviet.net khi đăng tải lại bài viết này!)