Những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sản xuất VLXD của Việt Nam đã có những bước phát triển lớn, cả về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và bước đầu đã thu được một số kết quả trong xuất khẩu.

VLXD của Việt Nam cơ bản đã bắt kịp được tiêu chuẩn chất lượng cũng như thẩm mỹ của sản phẩm cùng chủng loại trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) của nước ta đến cuối năm 2009 mới chiếm 10% trên toàn bộ vật liệu xây. Trong khi tại các nước công nghiệp phát triển, sử dụng loại vật liệu này đã chiếm trên 60% trong tổng số vật liệu xây.

206
Từ năm 2011, các công trình sử dụng vốn ngân sách từ 9 tầng trở lên sử dụng tối thiểu 30% VLXKN loại nhẹ.

Từ năm 2011, các công trình sử dụng vốn ngân sách từ 9 tầng trở lên sử dụng tối thiểu 30% VLXKN loại nhẹ.
Điều đáng nói là hàng năm chúng ta vẫn đang sử dụng lượng gạch đất sét nung khổng lồ. Năm 2009, cả nước sử dụng 23,5 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn. Ước tính cả năm 2010, cả nước sẽ sử dụng tới 25 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020 thì năm 2015 nhu cầu của cả nước là 32 tỷ viên và tới năm 2020 nhu cầu sử dụng vật liệu xây tương ứng khoảng 42 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn. Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung kích thước tiêu chuẩn, phải tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, 0,15 triệu tấn than đồng thời thải ra bầu không khí trên nửa triệu tấn CO2. Như vậy cho 42 tỷ viên vào năm 2020, nếu hoàn toàn là gạch đất sét nung thì chúng ta phải mất tới trên 60 triệu m3 đất sét. Với khối lượng đất sét đó, nếu khai thác với chiều sâu trung bình là 2m thì sẽ mất khoảng 3.000ha đất nông nghiệp. Diện tích ấy tương đương diện tích một xã trung bình. Để nung 42 tỷ viên gạch đất sét, dẫu cho có tăng tỷ lệ gạch rỗng thì cũng phải tiêu tốn gần 6 triệu tấn than, thải ra trên 17 triệu tấn khí CO2.

Sử dụng VLXKN thay thế cho gạch đất sét nung là giải pháp tốt nhất khắc phục những hậu quả trên. Để hạn chế việc sử dụng gạch đất sét nung, đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm, Bộ Xây dựng đã đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét, quyết định tăng thuế tài nguyên đối với nguyên liệu đất sét. Bộ đã đề nghị các tỉnh, thành có biện pháp để nhanh chóng xóa bỏ các lò gạch thủ công. Qua đó, nhiều tỉnh đã có những chế tài nghiêm khắc trong việc quản lý đất đai, đã xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công.

Đặc biệt, mới đây tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 tạo một “cú hích” cho việc sản xuất và sử dụng loại VLXD ưu việt này. Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển, Chương trình đã định hướng sản xuất và sử dụng các chủng loại sản phẩm, công nghệ và quy mô sản xuất. Và quan trọng là Chương trình đã đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN. Trong nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, ngoài việc tạo cho nhà sản xuất những cơ chế ưu đãi về việc thuê đất làm mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập DN, miễn thuế nhập khẩu thiết bị trong nước chưa sản xuất được…

Chương trình phát triển VLXKN còn có cơ chế khuyến khích các DN trong nước chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN. DN trong nước chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN với công suất từ 7 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn/năm trở lên, được hưởng chính sách ưu đãi của Chương trình cơ khí trọng điểm quốc gia. Về phía người sử dụng, trong khi chúng ta chưa có đủ VLXKN để đáp ứng nhu cầu của xã hội, thì chương trình cũng quy định lộ trình. Trước mắt là khuyến khích, nhưng vào năm tới Chương trình quy định bắt buộc tỷ lệ tối thiểu phải sử dụng VLXKN, đặc biệt là VLXKN loại nhẹ (khối lượng thể tích nhỏ hơn 1.000 kg/m3) đối với việc xây dựng nhà cao tầng.

VLXKN – nhất là loại bê tông khí chưng áp, hoặc bê tông bọt nhẹ có tính năng cách nhiệt, cách âm tốt hơn so với tính năng đó ở gạch đất sét nung. Ưu việt về tính năng đó sẽ giúp cho người sử dụng công trình đỡ tiêu tốn năng lượng, thoải mái, thân thiện hơn. Với trọng lượng nhẹ hơn, khi sử dụng VLXKN nhẹ người ta có thể làm được nhà cao hơn. Để sản xuất VLXKN chúng ta còn sử dụng xỉ than lò cao, tro xỉ thải ra từ các nhà máy nhiệt điện và cả phế thải trong xây dựng… Có thể nói, việc sản xuất và sử dụng VLXKN không chỉ góp phần tích cực bảo vệ tài nguyên, môi trường, giảm tải cho công trình… mà còn là một tiền đề để các nhà sản xuất, cũng như các kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra những công trình có nhiều tính năng ưu việt.

Với chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công, trong phạm vi quản lý của mình, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra, tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp cần thiết khác, để thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng VLXKN. Trước mắt công tác tuyên truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuyên truyền để các nhà quản lý chính quyền, đặc biệt là chính quyền đô thị, các nhà tư vấn, các chủ đầu tư, các DN xây dựng và mọi người dân khi có liên quan đến xây dựng đều thấy cái lợi trước mắt và lâu dài của việc sử dụng VLXKN.

ThS Lê Văn Tới
Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng)
(Theo Báo xây dựng)

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more