(Kienviet.net) – Bohlin được coi là “một thiên tài nước Mỹ” bởi vì ông ấy hiểu phong cảnh và nắm bắt được “linh hồn của không gian” cũng như những mục đích của khách hàng.

66
Peter Bohlin

Những toà nhà xanh cho Seatle

Ở Hội trường thành phố Seatle, Bohlin đã sáng tạo ra những ngôi nhà có độ sáng sủa cao với những sự kết nối cẩn thận với môi trường xung quanh.

Mỗi toà nhà đều là có nơi “đóng đô” của nhiều cơ quan chức năng của thành phố và cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau. Hai khu vực hoạt động này có các cấu trúc riêng rẽ và rất khác nhau nhưng lại được nối với nhau bằng hành lang bằng kính. Những hành lang bằng kính này mời gọi mọi người bước vào trong và nó như là một sự đề xuất các cơ quan nhà nước phải làm việc một cách minh bạch.

67
Seattle City Hall

Với Hội trường thành phố Seatle, Bohlin đã cộng tác với các KTS địa phương thuộc công ty Bassetti Architects trong một liên đoanh. Đội ngũ KTS kết hợp đã nhắm đến vùng đất dốc với một cầu thang lớn thông qua một trung tâm thương mại có bậc do KTS phong cảnh Kathryn Gustafson thiết kế.

Một đặc điểm khác gắn toà nhà với hình học tô-pô và với những toà nhà liền kề là con đường mòn uốn lượn xuyên qua ngôi nhà. Hội trường thành phố này đã được cấp chứng nhận Vàng của LEED. Nó được thiết kế với những ngăn ánh sáng ở các cửa sổ giúp cho ánh sáng ban ngày đi sâu vào trong và giúp cho hệ thống phân phối không khí dưới tầng hầm hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Ở thư viện Ballard, mái nhà sinh thái không chỉ được xây dựng với mục đích là một tuyên bố “xanh” và mang một dáng vẻ ấn tượng và còn là biểu tượng của một toà nhà chính phủ, cách mà một mái nhà có thể được sử dụng trong trụ sở của cơ quan nhà nước hay hội trường thành phố thuộc thế kỷ 18 hay 19.

Theo David Kunselman, AIA, Giám đốc chương trình cứu hoả của Seatle, trong tương lai, thư viện này có thể sẽ bị bao quanh bằng những toà nhà thương mại cao hơn và ngạo nghễ nhìn xuống mái nhà thư viện.

Kunselman đã từng ca ngợi Bohlin vì khả năng làm việc với dân chúng của ông, khả năng lắng nghe và cho nhân dân thấy thiết kế của ông hướng đến những gì họ quan tâm.

Bohlin đã cho lắp đặt một chiếc kính tiềm vọng và những cửa sổ quan sát cho phép khách tham quan thư viện nhìn thấy cả mái nhà. Toà nhà này cũng có các tấm panel bằng kính quang điện đánh bóng hành lang trung tâm dịch vụ; một hệ thống thông gió và truyền ánh sáng mặt trời tự nhiên trong khu vực đỗ xe ở tầng hầm thông qua lưới sắt dưới hầm và nhiều yếu tố bền vững khác. Năm 2006, dự án này được xếp vào một trong mười dự án xanh của AIA/COTE.

Với tư cách là một KTS và là một người cộng tác, Kunselman đã ấn tượng với Bohlin đến nỗi mà ông đã giữ Bohlin lại để thiết kế trạm cứu hoả cho thành phố.

Tòa nhà tuyệt đẹp cho Đại học Trinity

Tại trường Đại học Trinity ở Hartford, Connecticut, Bohlin đã chọn một mảnh đất rất dốc gần bãi đỗ xe và gần nhà thờ nhỏ bằng đá, biểu tượng của trường, làm một toà nhà học tập mới. Toà nhà này theo ý định của Ban giám hiệu là một lối vào mới cho khu sân bãi, điểm dừng chân đầu tiên của các sinh viên và các bậc phụ huynh.

Bohlin đã thiết kế toà nhà ba tầng được xây bên cạnh con dốc, làm cho nó có vẻ như là một toà nhà một tầng khi nhìn ở những mặt ngoài quan trọng nhất. Ông đã tạo ra một hàng cột đá vôi làm trụ cho mái nhà bằng đá đen mà chẳng cần bắt chước ai. Hai vật liệu này đã tăng cường và củng cố cho nhà thờ một cách thấy rõ. Việc dàn đều toà nhà học tập dài cũng tạo ra một sự kết nối giữa nhà thờ và một dãy các toà nhà đang tồn tại.

Nội thất toà nhà lặp lại hệ thống cấu trúc hàng cột ở bên ngoài một cách nhịp nhàng, đồng thời tạo ra một cách trình bày cấu trúc bổ sung ở bức tường cuối cùng bằng kính và giàn đỡ mái nhà của phòng họp trên tầng học, tầng trên cùng của toà nhà.

Tiến sỹ Ronald Thomas, lúc bấy giờ là Hiệu trưởng Đại học này và là Chủ tịch Hội đồng giám sát thiết kế nhớ lại câu nói của Bohlin trong cuộc gặp đầu tiên rằng: “Ông ấy muốn kiến trúc này biến mất bởi vì trong dự án này, phong cảnh còn quan trọng hơn. Thomas quan sát hàng cột của mặt tiền chính thu hút ánh mắt của du khách vào nhà thờ trong khi những mắt cáo phía trên hàng cột thì nhấn mạnh đến khung cảnh và tạo ra một vẻ ngoài hấp dẫn cho toà nhà. Nội thất toà nhà rất lôi cuốn với lò sưởi và các loại gỗ mang màu sắc ấm nóng”.

Giờ đây với tư cách là Hiệu trưởng trường Đại học Puget Sound, Thomas lại mời Bohlin thiết kế Trung tâm UPS cho Toà nhà Khoa học Sức khoẻ với cách thể hiện hiện đại của kiến trúc phục hưng Tudor thế kỷ 20 của trường học này.

Thomas đã gọi Bohlin là “một thiên tài nước Mỹ” bởi vì ông ấy hiểu phong cảnh và nắm bắt được “linh hồn của không gian” cũng như những mục đích của khách hàng. Là một học giả của văn học Mỹ, Thomas đánh giá cao cách Peter thể hiện trải nghiệm của người Mỹ trong cách nhìn nhận môi trường tự nhiên và công trình xây dựng.

Tất cả điều đó được “gói gọn” trong những công trình được người ta hân hoan chào đón và làm nơi nương náu, những công trình tràn đầy năng lượng, sự chuyển động và mang tính bình đẳng cộng đồng.

(Hết!)

Thanh Huyền (Theo ArchitectureWeek)

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
145 head
AR Award dành cho các kiến trúc nổi bật 2007

AR Awards là giải thưởng lớn nhất và danh giá nhất dành cho các kiến trúc sư trẻ trên toàn Read more

157 head
AR Award 2006: Cầu bộ hành

Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các tác phẩm đoạt giải thưởng này năm 2006. Đầu tiên là công Read more

161 head
AR Award 2006: Trung tâm trị liệu tâm thần trẻ em

Trong số nhiều công trình dự thi đến từ Nhật bản, trung tâm trị liệu dành cho trẻ rối loạn Read more

168 head
AR Award 2006: Ngôi trường xây thủ công

Một vấn đề thường diễn ra là khát vọng vươn tới hiện đại tại các nước đang phát triển lại Read more

190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more