Lúc đầu, Peter Bohlin còn tỏ ra lưỡng lự khi liệt kê danh sách những dự án ưa thích nhất của mình. Vị KTS 72 tuổi này nói: “Điều đó giống như cầu hỏi: Ai là đứa con tôi yêu nhất?”
KTS Peter Bohlin
Cuối cùng thì danh sách cũng được lựa ra: Đó là Hội trường thành phố Seatle, một số cửa hàng của Tập đoàn Apple và “sáu hoặc tám công trình nhỏ mà tôi thực sự thoả mãn”:
- Forest House được thiết kế như một ngôi nhà nghỉ cuối tuần cho bố mẹ ông ở Connecticut gần 35 năm trước
- Một nhà ở không được nêu tên ở Seatle
- Trung tâm Shelly Ridge Girl Scout Center ở Philadenphia
- Combs Point House ở vùng hồ Finger thuộc New York
- Thư viện Ballard và Trung tâm dịch vụ cộng đồng ở Seatle (‘một công trình rất xanh”).
- Trung tâm tham quan Grand Teton.
Người ta nói rằng mặc dù Bohlin tự hào về những toà nhà lớn và có tính mẫu mực như những toà nhà ông đã thiết kế cho Apple và những công trình lớn cho những khách hàng khác nhưng ông đặc biệt gắn bó với những ngôi nhà ở của mình.
Trong tất cả các công trình của mình, cho dù kích cỡ như thế nào hoặc mục đích sử dụng là gì, ông đều đem địa vị con người vào trong những thiết kế của mình.
Những thiết kế cho Apple thăng hoa cảnh quan
Apple Store ở Manhattan
Cửa hàng ở Đại lộ thứ 5 là một ví dụ tiêu biểu cho kiến trúc bán lẻ khi giải trí. Bohlin coi điều đó như một yếu tố làm “thăng hoa” cảm xúc khách hàng. Ông tìm cách lôi cuốn mọi người vào trong để ngắm nhìn, trải nghiệm và mua những sản phẩm của Apple.
Cửa hàng này cũng đáng chú ý bởi cái cách mà nó tôn lên vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh. Ở góc phía Đông Nam Đại lộ thứ 5 và đường 59, cửa hàng Apple nắm phía trước toà nhà General Motors (GM) nhạt nhẽo được xây năm 1968 của và Edward Durell Stone và Emery Roth, đối diện với nó là Khách sạn Plaza và nằm cách chéo nó là một lối vào chính của Công viên Trung tâm.
Phía Nam của toà nhà GM là một vài của hàng bán lẻ đắt nhất của khu Manhattan trong khi phía Bắc của nó lại là những căn hộ và khách sạn tao nhã từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Toà nhà GM cao 50 tầng, được khoác một lớp áo cẩm thạch với cái sân trũng (theo thiết kế ban đầu) ở đằng trước. Toà nhà này đã làm người ta sao lãng tới những toà nhà cũ hơn và có kiến trúc mạnh mẽ hơn, cả những bức tượng, những bức tường thấp và phong cảnh nên thơ của công viên Trung tâm.
Trung tâm thương mại này trước đây ít năm đã được nâng cao nhưng năm 2006, chính cửa hàng Apple đã biến cái sân đơn điệu thành một trung tâm đầy ấn tượng và tấp nập người đi dạo.
Trước cửa hàng ở Đại lộ thứ 5, Bohlin đã lấy một bưu điện nhà nước vào đầu thế kỷ 20 ở khu vực Soho thuộc Manhattan và biến nó thành cửa hàng Apple huy hoàng với ánh sáng tự nhiên từ những cửa sổ mở hiện có (thoát khỏi những tấm kính và những song cửa sổ phức tạp) và từ một giếng trời hình tháp chạy từ trước toà nhà ra phía sau.
Một cửa hàng Apple khác trên đường Broadwy, phía Bắc Trung tâm Lincoln được khánh thành vào tháng 11/2009 với mặt trước bằng kính, trần nhà bằng kính uốn cong và với những bức tường lõm hình vòng cung được phủ thép. Những cửa hàng Apple này và những cửa hàng khác ở New York cũng như trên thế giới đều có điểm chung là sự sáng sủa, hấp dẫn với phong cách công nghệ cao nhưng mỗi cái lại có sự độc đáo riêng.
Tiếng vang Forest House
Forest house
Forest House được James Timberlake – người đã đề cử Bohlin trước Hội đồng AIA mô tả là “một dự án mà theo tôi nhớ đã tạo ra tiếng vang lớn trong giới đồng nghiệp và sinh viên của tôi, những người đang hướng vào các phong cách kiến trúc một cách yếu ớt. Ngôi nhà này dường như đứng trên cả phong cách và nó hoàn toàn đơn giản. Hãy tưởng tượng mà xem, nếu ngôi nhà được dời đi, mảnh đất còn lại vẫn hoàn toàn nguyên vẹn. Đúng là một cách tiếp cận cực kỳ tinh tế tới bản chất bất khả xâm phạm của nó.”
Bohlin đã thể hiện sự quan tâm tới bối cảnh tự nhiên này từ 35 năm trước. Cũng thật đáng chú ý là ngôi nhà này có mái rất dốc với một bức tường hoàn toàn bằng kính và những chấn song thép trên bức tường cao.
Có thể thấy nhiều dự án hiện nay của Bohlin vẫn tăng cường sử dụng kính và những đường mái ngói thòi ra khỏi ngôi nhà một cách ấn tượng dù cho đó là các dự án của chính phủ, của các trường đại học hay những đối tượng sử dụng khác.
Trung tâm tham quan Grand Teton
Trung tâm tham quan và khám phá Craig Thomas tại công viên quốc gia Grand Teton
Trung tâm tham quan Grand Teton dường như là “người kế nhiệm” hợp lý của Forest House. Ở Trung tâm tham quan và khám phá Craig Thomas, một cấu trúc hình chữ U được thiết lập để tận dụng những quang cảnh đẹp tuyệt vời của các ngọn núi. Những bức tường kính ở phía sau đối mặt với các ngọn núi được tập hợp lại ở các góc và đặt nghiêng ở phía trên đỉnh.
“Dòng chảy” hướng lên trên của các bức tường được tiếp diễn ở trên mái nhô ra ở trên. Dường như mái nhà này không chỉ chứa các bức tường mà còn tiếp tục “dòng chảy” hướng lên trên ở một góc hơi khác. Dọc theo một bức tường phía sau là một lò sưởi cao bằng đá và xi-măng mời gọi khách tham quan vào phòng họp rộng nhưng vẫn thể hiện cảm giác ấm cúng và tính cộng đồng của một thiết kế truyền thống mà vẫn mang tính nhân văn.
Phần sân trước (lối vào) của toà nhà với lớp ván gỗ ngoài dàn khung được dựng theo phương nằm ngang, những cột bằng gỗ đồ sộ và mái sâu bằng tôn lắp ghép. Cấu trúc này không chỉ gợi người ta nhớ đến những ngôi nhà gỗ Wyoming thế kỷ 19 mà còn chỉ dẫn và chuẩn bị cho du khách vào tham quan bên trong.
Với những điểm nhìn tuyệt vời, những cây cột và xà to lớn, những khung thon cho các bức tường cửa sổ, sự cởi mở của ngôi nhà cũng làm người ta liên tưởng đến kiva – một căn phòng có một phần ở dưới đất rộng rãi để làm lễ của người Anh-điêng.
(Còn nữa)
Thanh Huyền (Theo ArchitectureWeek)