Công trình khách sạn và sòng bài Talca tại Talca, Chilê được hoàn thành vào năm 2008 với diện tích xây dựng là 15.000 m2.
Đây là sản phẩm của kiến trúc sư Rodrigo Duque Motta và Rafael Hevia García-Huidobro, thiết kế kết cấu của Eduardo Valenzuela, và thiết kế ánh sáng của Ramón López và Matías López.
Ngay từ giai đoạn ban đầu, nhiệm vụ thiết kế đã được xác định bởi sự sắp đặt trước của nhiều khu vực công năng khác nhau (bao gồm sòng bài, khách sạn, các nhà hàng, và một trung tâm hội nghị / tổ chức sự kiện), nên đã xác lập từ ban đầu diện tích các khu vực công năng, bố trí chúng trên thiết kế mặt bằng và các tầng lầu bên trong công trình.
Điều kiện của dự án
Đầu tiên, việc sắp xếp ban đầu của các khu vực công năng, vốn được chấp thuận về giấy phép xây dựng, đã hình thành nên một sự sắp đặt liền kế nhau của nhiều khối công trình với hình dáng và kiến trúc khác nhau, và đã dẫn đến việc tạo nên một công trình vụn và có bố trí sắp đặt kém.
Điều kiện quan trọng thứ hai là vị trí của bản thân công trình tọa lạc chung trong khu đất với Trung tâm mua sắm thương mại thuộc vành đai ngoại biên thành phố Talca. Mặc dù với điều kiện như vậy cho phép sự mở rộng của dự án, mang lại các góc nhìn về dãy núi Andes và khu vực thành phố Talca, nhưng vị trí như vậy lại đòi hỏi sự chú ý đặc biệt khác: giao lộ giữa hai trục quốc lộ cao tốc chính, và khu vực đậu xe vắng người của Trung tâm mua sắm thương mại.
Điều thứ ba là dự án phải cân nhắc đến điều kiện nhiệt độ bên trong của công trình. Với hơn 400 máy đánh bạc trong sòng bài và các khu vực hội họp cùng với một lượng tập trung của nhiều đám đông đã hình thành nên một lượng nhiệt năng đáng kể. Vì vậy, việc tạo được các hệ thống quản lý môi trường nhiệt độ một cách hiệu quả là rất cần thiết.
Nhằm giải quyết được các điều kiện bên trên, và mang lại đặc điểm riêng cho dự án, các giải pháp sau đã được triển khai:
Không gian nội thất
Với ý định chuyển hóa một mặt bằng công năng đơn giản của công trình thành một dự án mới với đặc điểm về không gian, sự sắp đặt và phân cấp bậc công năng rõ ràng, một loạt các không gian nội thất với cao độ trần khác nhau đã được thiết kế để tổ chức lại các khu vực công năng khác nhau xung quanh chúng, theo mặt đứng lẫn mặt bằng. Vì vậy, không gian sảnh lobby của khách sạn sẽ được kết nối với các văn phòng hành chính bằng một không gian thông tầng cao 3 tầng.
Tương tự như vậy, tầng một của khối sòng bài, các không gian hội họp và triển lãm tại tầng hai, và tầng mái cây xanh của khối khách sạn, đã kết nối với nhau thông qua một sân trung tâm chính cắt xuyên qua ba tầng lầu trên.
Cuối cùng, tại các tầng trên cùng của khối khách sạn, một sảnh thông tầng cao 3 tầng được đề ra nhằm kết nối cả ba tầng với các phòng khách sạn, một spa, trung tâm thể dục thể thao và các khu vực hồ nước.
Không gian ngoại thất
Tại các mặt đứng bên ngoài công trình, một lớp “vỏ bọc” thứ hai được thiết kế nhằm thỏa mãn các mục tiêu khác nhau: về mặt không gian, thể tích công trình, lớp “vỏ bọc” này trở thành một loại “trang phục” mang lại cho công trình một thể thống nhất và đồng thời để lộ ra một cách tinh tế các khối công trình khác nhau, và cho phép sự linh hoạt trong việc xử lý các thay đổi liên tục xuất hiện trong quá trình phát triển dự án và do thực tế đòi hỏi.
Thứ hai, lớp “vỏ bọc” này làm cho công trình như một “ngọn đèn đô thị lớn” hình thành nên hình ảnh của một sòng bài, tránh đi việc sử dụng các bảng hiệu quảng cáo được chiếu sáng quá nổi bật lên khối công trình hoàn toàn kín đáo.
Thứ ba, lớp “vỏ bọc” này có tác dụng như một lớp mặt đứng thông gió, làm giảm tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời và vì thế cải thiện được điều kiện nhiệt độ bên trong công trình.
Cuối cùng, lớp “vỏ bọc” này có tác dụng hình thành nên các không gian trung gian bên ngoài một cách thành công bằng việc tạo ra một khu vực có tính thân mật để liên hệ bản thân công trình với bối cảnh hiện hữu khó khăn bao quanh. Trong điều kiện này, không gian trung gian sẽ dàn xếp giữa không gian nội thất với các con đường giao thông và các khu vực đậu xe, đồng thời tại khu vực lối vào chính và hai nhà hàng với sân hiên.
Tại tầng hai, các không gian này kết nối với sân hiên cây xanh để trở thành một sảnh nối với các không gian hội họp và triển lãm. Và tại tầng ba, không gian của mái cây xanh lớn tại hướng tây của khối khách sạn trở thành không gian được bao bọc, xung quanh chu vi của nó bằng lớp “vỏ bọc”, nhằm kiểm soát các góc nhìn từ khối khách sạn bằng việc che đi tầng mái của Trung tâm mua sắm thương mại nhưng cho phép các góc nhìn xa hơn đến quang cảnh thành phố Talca.
Điều kiện nhiệt độ bên trong công trình
Đối với hệ thống điều hòa nhiệt độ của công trình, ngoài hệ thống mặt dựng hai lớp với lớp “vỏ bọc” bên ngoài, các khối chính của sòng bài và các không gian hội họp được cách nhiệt thông qua các mái cây xanh và các bức tường nội-ngoại thất có phần trăm chỉ số cách nhiệt cao.
Một hệ thống làm mát tự nhiên “miễn phí” được hình thành thông qua việc ngưng hoạt động của hệ thống máy lạnh cơ học và bơm không khí bên ngoài vào công trình bất kỳ lúc nào khi nhiệt độ bên trong công trình cao hơn nhiệt độ bên ngoài.
Việc này làm mát này luôn xảy ra đều đặn theo vòng chu kỳ của nhiệt độ bên trong và bên ngoài công trình.
Ardor Architects (- theo Archdaily)
CÔNG TY KIẾN TRÚC ARDOR ARCHITECTS HÂN HẠNH TÀI TRỢ BÀI VIẾT NÀY