Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được nhân dân và các nhà khoa học tích cực phản biện, đóng góp ý kiến. Theo PGS– TS – Kiến trúc sư Nguyễn Hồng Thục, thì quy hoạch này không có định hướng cho không gian ngầm đô thị và theo bà, tầm nhìn 50 năm mà không có vai trò của không gian ngầm, chắc chắn là một quy hoạch không có tương lai.

Phó Giáo sư Hồng Thục phân tích: Ngày càng nhiều nước tìm đến việc sử dụng không gian dưới lòng đất của các trung tâm thành phố lớn với mục đích vượt qua sự thiếu thốn về diện tích. Phương thức này đem lại kết qua cao và giải quyết thành công hàng loạt vấn đề như giao thông, môi trường, thẩm mỹ. Các cấu trúc thành phố dưới mặt đất đem lại khả năng đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa giao thông. Nó cho phép xây dựng hệ thống giao thông đi bộ ngầm và mạng lưới các dịch vụ công cộng trên đường đi của dân chúng mà không phá vỡ cấu trúc quy hoạch mặt đất, cũng như diện mạo kiến trúc của trung tâm. Nó đem lại khả năng cải thiện vi khí hậu của phần trung tâm thành phố thông qua giảm mật độ xây dựng loại bỏ ảnh hưởng có hại của các phương tiện cơ giới bằng cách xây dựngcác hầm giao thông và các diện tích xanh cũng như khu nghỉ dưỡng.

Sự có mặt những tổ hợp dịch vụ công cộng lớn thu hút rất nhiều người qua lại hướng tới trung tâm hạt nhân. Không gian ngầm giải quyết trước hết là vấn đề giao thông khi chia ra làm dòng đi bộ và dòng cơ giới cùng hướng các dòng trung chuyển xuống dưới đất. Trong không gian ngầm còn xây dựng các bãi đỗ xe và các hầm đi bộ với các phương tiện đa dạng của dịch vụ dọc đường đi. Bằng cách đó, đã giải quyết tổ hợp đa chức năng và giao thông và tạo nhiều diện tích mặt đất cho cây xanh, không gian mở…

“Xây dựng thành phố dưới lòng đất được ứng dụng cho tất cả thành phố lớn từ quy hoạch, bởi nó có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp khi kết hợp giao thông và dịch vụ công cộng xã hội, tạo quỹ đất cũng như vốn đầu tư hạ tầng. Tiếc thay, quy hoạch chung lần này không có lấy một bản vẽ về không gian ngầm, làm cho chính nó khó có tương lai trong vòng 30 năm tới” – Phó Giáo sư Hồng Thục thẳng thắn.

Mối quan hệ giữa giao thông đô thị và hệ thống trung tâm phục vụ công cộng vốn là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên cấu trúc ổn định cho đô thị. Tuy nhiên, PGS Thục cho rằng, Hà Nội khi mở bất cứ một con đường mới nào là lại hình thành một tuyến phố thương mại – dịch vụ bám theo. Đây là nguyên nhân tạo ra sự làm méo cấu trúc. Đã vậy, trong quy hoạch mới này lại cho phép thành lập các trung tâm mới bám theo đường trên tất cả các hướng. “Những dấu hiệu của sự phát triển phi cấu trúc này đang lan tràn ra các dự án khu đô thị mới bám thành chùm ở Hà Đông càng làm cho Hà Nội trở thành một thành phố với bệnh đầu to nan y. Mô hình hiện nay của thành phố có thể mô phỏng như đầu bạch tuộc và các chi dài ngẵng bám chi chít nhà chia lô, không có liên hệ nào khác là phải trở về đầu rồi mới đi sang chi khác,” – Phó Giáo sư Thục cảnh báo.

quyhoachchungThudo 1
Mô hình hiện nay của thành phố có thể mô phỏng như đầu bạch tuộc và các chi dài ngẵng bám chi chít… (ảnh Tuệ Khanh)

Góp ý về quy hoạch giao thông, GS, TSKH, Kiến trúc sư Nguyễn Thế Bá, nguyên chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khóa 1 và 2 (1998- 2009) nhận định: Vấn đề giao thông đô thị luôn là một yếu tốt cốt lõi, có tính định hình cho đô thị, có ảnh hưởng tới cơ cấu chức năng trong đô thị.

GS Bá cho rằng, cần làm rõ mạng lưới và mô hình quy hoạch giao thông trong 20 năm tới và lâu hơn với những phân tích khoa học cụ thể, trong đó tầm nhìn tương lai về phương tiện giao thông đô thị cần được làm rõ. Ví dụ như phương tiện xe máy có còn là phương tiện giao thông chính hay không? Mô hình phát triển đô thị phải dựa vào sự phân bố dân cư và sự kết nối hoạt động đô thị thông qua hệ thống giao thông đô thị. “Phương án quy hoạch theo tôi đang quá say sưa vào việc mở rộng hệ thống giao thông bên ngoài hơn là trong nội bộ đô thị, đây có thể là mối đe dọa cho hoạt động của các đô thị trong tương lai” – Giáo sư Nguyễn Thế Bá nhấn mạnh.

Nêu quan điểm về Trục Thăng Long, một ý tưởng mới được công bố trong báo cáo gần đây, giáo sư Bá cho rằng, cần phải xem xét lại một cách cẩn trọng dựa trên những cơ sở khoa học sát thực và có lý luận vững chắc phù hợp với tính năng sử dụng.

Phản biện về vấn đề giao thông trong quy hoạch, ông Nguyễn Mạnh Kiểm, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá: Hệ thống giao thông của quy hoạch chỉ mới nêu ra những định hướng. Theo ông Kiểm, đồ án giao thông phải có riêng và có song song với đồ án quy hoạch đô thị. “Ví dụ vừa qua, chỉ tìm địa điểm để làm 1 ga cho tàu điện ngầm mà còn quá khó. Vì thế, quy hoạch giao thông phải phân tính mối quan hệ giữa các hệ thống trên cao, bộ, ngầmNgoài ra, trong đồ án cũng chưa thấy nói đến giao thông đường thủy”- ông Kiểm thắc mắc.

Còn theo ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì vấn đề cấp bách trong đô thị Hà Nội cũ là tình trạng ùn tắc giao thông chưa được đồ án quy hoạch đề cập một cách đồng bộ và quyết liệt.

Trong đồ án quy hoạch lần này có nêu: giao thông đi qua các đô thị sẽ thấy các công trình văn hóa quốc gia, khu biểu diễn nghệ thuật, triển lãm… Còn qua nông thôn là các tượng đài, công viên văn hóa cảnh quan… Theo TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm, Hội quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên GĐ Sở Quy hoạch kiến trúc HN, để làm được điều đó cần phải khảo sát lại các công trình này, xem hiện nay đã và đang hình thành như thế nào để cân nhắc.

TS Liêm cũng đồng tình với quan điểm của PGS Hồng Thục, là phải ngăn chặn và xóa bỏ tình trạng đô thị hóa tự phát dọc các tuyến đường ngoại ô. Đặc biệt, cần phát triển mạng lưới đường cao tốc trên cao (Highway) nối Hà Nội với các tỉnh chung quanh và các cảng biển.

Ý kiến của PGS – TS Kiến trúc Huỳnh Đăng Hy – Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng cho rằng, không nhất thiết hình thành các đường vành đai 4 và 5, bởi các đường vành đai chỉ nhằm mục đích giảm lượng xe vào khu trung tâm thành phố.

Tuệ Khanh (Theo VnMedia)

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
12 head
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

47 head
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

79 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more