(Kienviet.net) – Câu hỏi đặt ra vẫn là: Việc sử dụng quỹ đất khi trường đại học di dời sẽ thế nào? Mục đích của di dời phải chẳng để giảm mật độ đô thị? Để tạo quỹ đất cho thành phố?

KTS Nguyễn Ngọc Minh, hiện đang học cao học tại Đức: Trường nào nên dời đi, trường nào nên ở lại?

Chỉ riêng trên địa bàn năm quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Cầu Giấy đã có tới 58 trường Đại học và Cao đẳng. Nếu tính trung bình mỗi trường có 8.000 sinh viên thì số sinh viên sống và học tập ở trung tâm thủ đô đã lên tới năm trăm ngàn sinh viên. Đây là lực chính của những phong trào văn hóa cho thủ đô. Không chỉ vậy, sinh viên cũng là lực lượng lao động có trí tuệ của rật nhiều công ty trên địa bàn thành phố. Họ đã và đang là một phần quan trọng tạo nên một Hà nội văn hiến.

Nhìn về lịch sử của nước nhà, trường đại học đầu tiên của chúng ta là Quốc tử giám. Bên cạnh chức năng là cơ sở đào tạo và thi cử,Quốc tử giám luôn là điểm gặp gỡ của giới tri thức, nơi diễn ra những hoạt động văn hóa. Ở mức độ tâm linh, nó là một biểu tượng văn hóa, tượng trưng cho trí tuệ Việt ngàn năm nay.

Trên nền hải cảng với bến tầu kho hàng, những phố Tàu sản xuất hương vòng– Singapore đã xây dựng những tổ hợp công nghệ cao, các trường Đại học , viện nghiên cứu lớn,có uy tín trong khu vực.

Châu Âu thời cổ đại- thời của những triết gia như Platon, Aristotle…trường đại học chưa xuất hiện. Người ta coi thành phố là trường đại học. Các triết gia, nhà tư tưởng giảng đạo, tranh luận trên đường phố, trên quảng trường.Thanh niên ưu tú từ khắp nơi tìm về thành phố, để có cơ hội học tập qua những cuộc thảo luận ngoài trời như thế. Cho tới ngày nay nhiều trường đại học trên thế giới thường tổ chức các buổi nói chuyện theo chủ đề hàng tuần không chỉ dành riêng cho sinh viên, mà cho tất cả những ai quan tâm.

Xét dưới góc độ ấy, trường đại học chính là đòn bẩy quan trọng để nâng cao văn hóa và tri thức cho một thành phố.

Mô hình Hoà Lạc- Đô thị Khoa học công nghệ,các trung tâm nghiên cứu và có nhiều cơ sở GD Đại học

Ở đất nước chúng ta hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vai trò xã hội của các trường đại học chưa được đặt đúng tầm của nó.Trường đại học thường được hiểu ở mức độ đơn giản, đấy là cơ sở đào tạo nhân lực, do vậy dù ở nội hay ngoại thành, nó vẫn hoàn thành nhiệm vụ của nó.Tôi nghĩ trong tương lai sẽ khác.Cùng với sự phát triển kinh tế, cũng như nhu cầu tiếp cận với kiến thức mới của người dân tăng lên.Trường đại học sẽ trở thành trung tâm văn hóa cho cộng đồng, do vậy vị trí của nó không đâu tốt hơn trong trung tâm như hiện nay.

Nói như vậy không phải tôi không nhìn thấy lợi ích của việc di dời trường đại học ra xa trung tâm thành phố. Vấn đề nên bàn luận, đó là: "Trường đại học nào nên dời đi, và trường nào nên ở lại trung tâm?".

Có nhiều mô hình trên thế giới, mà trường đại học được đặt ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Khi đấy là nhũng trung tâm nghiên cứu kĩ thuật, cần sự tập trung và bảo mật cao. Nhiều trường đại học được đặt gần những khu công nghiệp, công nghệ cao, nơi thành tựu nghiên cứu trong nhà trường được trực tiếp thử nghiệm trong nhà máy. Qua kinh nghiệm này, tôi thấy, việc di dời những trường mang tính kĩ thuật, chuyên sâu nghiên cứu, hoặc gắn liền với công nghiệp, đến Hòa Lạc hay Ba Vì là việc nên làm, và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành tựu mới.

Ngược lại những trường mang tính xã hội và cộng đồng cao nên duy trì vị trí ở trung tâm. Và nhiệm vụ của các trường là biến mình thành trung tâm văn hóa cho cộng đồng, chứ không là nơi kín cổng cao tường như hiện nay nữa.

Phạm Quỳnh Hương – Viện XHH: Nhà đầu tư BĐS có nóng lòng với việc di dời trường đại học?

Phát triển trường đại học cần tùy thuộc vào định hướng phát triển Hà Nội. Hà Nội được định hướng là trung tâm, trong đó có trung tâm Chính trị- Hành chính- Văn hóa -tất nhiên; Khoa học- có thể; Kinh tế – không biết có tất nhiên không? Còn giáo dục? Vì sao người ta lại thích tập trung các trường đại học ở Hà Nội?

Trích BCQH lần 4: Các trường ĐH cả trong lẫn ngoài TP, rắc đều ra 5 đô thị vệ tinh và 2 cụm dân cư  tập trung

Trong khi ngày nay mỗi tỉnh đều có trường đại học thì trường tập trung ở Hà Nội có giá trị gì đặc biệt? Câu hỏi đặt ra là Hà Nội có nên là trung tâm giáo dục hay không, hay sẽ chỉ là trung tâm nghiên cứu khoa học?

Nếu đã xác định được là trung tâm giáo dục thì quy hoạch nó như thế nào? phân bố như thế nào, phát triển ra sao? Hiện nay các trường đại học đang ở rải rác trong thành phố. Trong quá khứ những địa điểm này từng là ngoại vi nhưng nay thành phố đã nuốt nó vào trong. Vậy nó tiếp tục di ra ngoài như dự định hiện nay? Hoặc có tiếp tục theo đuổi ý đồ thành lập thành phố đại học như trước đây đã từng không? Có cần thiết di dời hay không? 

Nhìn ra kinh nghiệm của các nước khác, các trường đại học vẫn tồn tại ở cả trung tâm thành phố lẫn ngoại vi thành phố, hoặc tồn tại những thành phố đại học. Việc quyết định, lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn trên con đường phát triển chung của thành phố và của cả nước. Để có được sự lựa chọn sáng suốt cũng cần bản lĩnh và thông minh.

Trích BCQH lần 4: Thay vì chuyển ra ngoài thì vẫn ngập ngừng giữ lại cả trong: tiến thoái lưỡng nan


Nếu tiếp tục theo đuổi mục đích di dời thì một trong những yêu cầu là tạo sự phát triển, hay theo đuổi đẳng cấp quốc tế. Điều đó có nghĩa là đi kèm với đẳng cấp về chất lượng giáo dục là đẳng cấp về quy hoạch phát triển. Làm thế nào để quy hoạch giúp phát triển giáo dục, để gắn giáo dục với phát triển ngành nghề? Nhằm đạt được mục đích phát triển đó cần phải dựa trên những tiêu chuẩn, những quy định rõ ràng.

Vì sao lại đặt trường ở nơi này mà không phải ở nơi khác. Khi đưa ra lựa chọn di dời hay ở lại, người ta đều có những lý lẽ giải thích. Tuy nhiên, lý lẽ nào là thuyết phục, là xác đáng, lý lẽ nào chưa thấu đáo, thậm chí là ngụy tạo nhằm che đậy cho ý đồ trục lợi nào đó.

Nếu cứ lựa chọn địa điểm xây trường đại học một cách tùy tiện mà không cân nhắc đến các môi trường phát triển ngành nghề, đặc thù địa phương, tính phối hợp, nghiên cứu khoa học gắn với phát triển kinh tế xã hội… thì vẫn chỉ là sự phát triển tùy tiện, manh mún. Để quy hoạch có hiệu quả thực tế cần có những cuộc trao đổi, lấy ý kiến công khai, đặc biệt là có ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.

Khung cảnh với kiến trúc mô phỏng đường phố của  trường ĐH kết hợp trung tâm công nghệ ở Mỹ

Trường đại học cũng cần được coi là một khu dân cư, khu dân cư đặc biệt, với đầy đủ những nhu cầu xã hội. Nguyên nhân là do quy hoạch không có tính hiện thực, hay nói chính xác không có giá trị.

Thực ra nói không có giá trị là xét trên khía cạnh quy hoạch thôi, nếu xét trên khía cạnh kinh tế thị trường thì cũng không hẳn. Vì trên thực tế, những phần đất đã từng được quy hoạch coi là đất cho trường học, sau 5 năm nó đã được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở chia lô, cao tầng, thương mại, khách sạn nhà hàng hay là chính các cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục… để bán thu lời ngay.

Ai cũng hiểu rằng giá trị của nhà và đất đô thị, bao gồm cả khu trường học, phải bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Giá trị không chỉ là nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, mà còn cả không gian công cộng, cây xanh, chợ, trường học, bệnh viện… Tuy nhiên, hiện nay tất cả những điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội đó đều bị teo tóp. Các nhà đầu tư kinh doanh BĐS đã rất nôn nóng thu lợi nhuận, họ còn ra sức bớt xén, giảm bớt những hạng mục cơ sở hạ tầng xã hội.

Không phải đầu tư lớn cho các đô thị đại học nào cũng thành công.

Trong một cuộc họp báo ra đời tập đoàn kinh doanh BĐS sở hữu Nhà nước, ông Tổng giám đốc cho biết doanh nghiệp của họ chiếm 25% thị phần toàn quốc, mục tiêu phấn đấu mỗi năm đạt 10 triệu m2 sàn. Trả lời câu hỏi trong đó có mấy triệu m2 trường học thì ông ta cho hay đã xây được 2 cái nhà trẻ tại Hà Nội.

Thực tế đó, nếu nói quy hoạch là để dành đất cho giáo dục thì phải có những cách thức để thực sự giữ được đất trước tác động mạnh mẽ, ác liệt của cơn lốc thị trường. Việc này đòi hỏi một kế hoạch tường minh đi kèm với thiết chế giám sát đủ mạnh – công khai tối đa, nhiều tầng bậc, chứ hoàn toàn không thể trông chờ vào lòng hảo tâm của các nhà đầu tư, kinh doanh.

Câu hỏi đặt ra vẫn là: "Việc sử dụng quỹ đất khi trường đại học di dời sẽ thế nào? Mục đích của di dời phải chẳng để giảm mật độ đô thị? Để tạo quỹ đất cho thành phố? Lâu nay, những khu đất từ những nhà máy di dời khỏi thành phố thường được sử dụng cho xây dựng các công trình kinh doanh".

Vậy quỹ đất do di dời các trường đại học có bao nhiêu phần sẽ được sử dụng cho mục đích công cộng, cho công viên, sân chơi, thể thao, trường học, bệnh viện… là những dịch vụ công mà hiện nay Hà Nội đang rất thiếu.

Kinh tế thị trường quả thực là một thách đố. Nó luôn đòi hỏi sự lựa chọn. Vì lợi ích trước mắt của một nhóm người, hay lợi ích lâu dài của số đông? Thông minh và bản lĩnh, thời nào cũng cần, và không chỉ lãnh đạo mà các tầng lớp người dân đều cần.

Trong bài có sử dụng trích dẫn  bài giảng của TS –KTS Arthur Aw ( Singapore) tại Viện UIA – Khoa KT –ĐHXD 24/4/2009 và BC Quy hoạch HN lần 4.

Tác giả: KTS Trần Huy Ánh

 

Xem bài liên quan:

Cần trình Quốc hội để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch Hà Nội

Các trường đại học nội thành ở đâu trong bản quy hoạch Hà Nội mở rộng?

Truờng học, nhà trẻ ở đâu trong bản Quy hoạch Hà Nội ?

Quyết liệt di dời các trường ĐH ra khỏi trung tâm Hà Nội

Cần rà soát các dự án để tránh di chuyển trung tâm hành chính

Cơ hội cho người dân “định giá” đồ án quy hoạch Hà Nội

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
12 head
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

47 head
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

79 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more