(Kienviet.net) – IAAC – Học viện kiến trúc cao cấp của Catalonia (một vùng tự trị của Tây Ban Nha) và hãng máy tính HP đã hợp tác cùng tổ chức cuộc thi kiến trúc AAC (Advanced Architecture Contest – Cuộc thi kiến trúc cao cấp) lần thứ 3, với tiêu đề là Thành phố tự cung tự cấp: Tầm nhìn về nhà ở trong tương lai.
Từ ý tưởng này, ban tổ chức muốn có một cuộc thi mà các tác phẩm tham dự đưa ra được mô hình mới để phát triển, tái chế các thành phố hiện nay. Đồng thời đáp ứng được những nhu cầu mới về nhà ở mà không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường và thiên nhiên, nhằm tạo ra không gian cho con người sinh sống, góp phần bảo vệ môi trường và vì sự phát triển xã hội và kinh tế bền vững của con người trên trái đất này.
Hội đồng BGK gồm các kiến trúc sư, giám đốc hay trưởng khoa của các trường kiến trúc hàng đầu trên thế giới, quan chức của các thành phố, đến từ các quốc gia khác nhau, gồm kiến trúc sư Jaime Lerner (cựu chủ tịch của UIA), Brett Steele (Chủ tịch hiệp hội kiến trúc của London, Anh), Stan T. Allen (Trưởng khoa kiến trúc của trường Princeton University), Pankaj Joshi (Giám đốc của học viện nghiên cứu thiết kế đô thị, Mumbai, Ấn Độ), Vicente Guallart (Giám đốc IAAC, Barcelona), Lucas Cappelli (Trưởng ban tổ chức cuộc thi AAC lần thứ 3)…
Cơ cấu giải cho các tác phẩm xuất sắc bao gồm 3 học bổng học Master IAAC về chuyên ngành kiến trúc trong năm học 2010-2011, tiền mặt và máy in HP khổ lớn thế hệ đời mới nhất. Các công trình đoạt giải sẽ được giới thiệu trong một cuộc triển lãm lớn tại
Ngoài ra, công trình xuất sắc nhất đẽ được giới thiệu trong một cuốn sách do nhà xuất bản Actar in ấn (Nhà xuất bản Actar là là xuất bản hàng đầu về in ấn kiến trúc, thiết kế đồ họa và các tác phẩm nghệ thuật đương đại, có trụ sở tại
Kết quả cuộc thi
Cuộc thi này thu hút 708 công trình tham dự, từ 116 quốc gia. Các công trình này được hội đồng giám khảo chấm điểm và đánh giá trên Internet từ tháng 10 đến tháng 12/2009.
“HURBS” là từ viết tắt của Hệ thống tương tác hai chiều giữa con người với con người ở đô thị. Tác phẩm này đưa ra một thí nghiệm nhằm phát triển hệ thống thông tin đô thị. Tại đó, các công dân và chuyên gia làm việc cùng nhau để phát triển đô thị thông qua giải pháp tối ưu hóa các nguồn tài nguyên đô thị. Hội đồng giám khảo đánh giá công trình này giống như một mô hình thành phố được kết cấu lại thông qua hệ thống quản lý kỹ thuật số.
“WATER FUEL” – nhiên liệu nước là công trình đề cập đến sự phát triển công nghệ có khả năng chuyển nước mặn thành năng lượng, tạo ra hydro cho môi trường đô thị. Nguồn năng lượng này được sử dụng cho hệ thống giao thông và tiêu thụ năng lượng ở đô thị.
Bên cạnh đó, 4 giải khuyến khích được trao cho các công trình sau:
2.
3. RECIPROCITY của nhà thiết kế Jason Butz, Frank D’Andrea, Carla Landa và Martha Skinner (Mỹ). Công trình này đưa ra giải pháp tái chế rác thải thành phố, đồng thời tạo ra các chất liệu mới để dùng cho các công trình xây dựng ở trên cao.
4. MOBILIZING VILLAGES – Làng di động của nhà thiết kế Đỗ Trung Kiên (Việt
Hội đồng giam khảo gửi lời cám ơn tới tất cả người tham dự giải lần này và khuyến khích các ý tưởng thiết kế nhằm phát triển các thành phố thành môi trường sống tốt, kích thích cuộc sống con người.