(Kienviet.net) – Một số công trình cao tầng nổi tiếng nhất thế giới đóng vai trò tâm điểm trong các bộ phim bị thổi tung, bị tàn phá bởi những kẻ độc tài hay những kẻ xâm lược xa lạ.
Không có cách nào tốt hơn cho một bộ phim khi thể hiện một tình huống nghiêm trọng hay một kẻ thù có sức mạnh khủng khiếp hơn là việc phá huỷ một công trình quy mô lớn nổi tiếng.
Những công trình nổi tiếng được lựa chọn cho “sứ mệnh” này cần phải đáp ứng được yêu cầu dễ dàng được nhận ra ở phạm vi toàn thế giới.
Do đó, đảm nhận vai trò “ngôi sao” trong một bộ phim thảm hoạ là một niềm vinh dự lớn lao, đồng thời cũng chứng tỏ sự nổi tiếng mà những công trình cao tầng đã đạt được.
Tháp Eiffel bị phá huỷ trong “GI Joe”
Bị phá huỷ trên phim là một minh chứng cho sự nổi tiếng
Có một số công trình cao tầng độc đáo và ấn tượng nổi tiếng khắp thế giới. Trong nhiều trường hợp, những công trình kiến trúc nổi tiếng này gắn liền với tên tuổi của thành phố hay dân tộc có nó, tháp Eiffel ở Paris, Toà nhà Đế chế ở New York hay nhà hát Opera ở Sydney.
Những kiến trúc không khó có thể nhận ra này đóng vai trò như là một trọng điểm cho nhành du lịch và kinh doanh, một sự trình diễn những thành tựu phát triển cho nơi mà chúng toạ lạc.
Những kiến trúc này cũng là công cụ lý tưởng cho các nhà làm phim, những người muốn khán giả nhận ra bối cảnh trong bộ phim được lấy từ đâu. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi mà những công trình cao tầng nổi tiếng nhất thế giới lại được xem là đặc điểm nổi bật trong các bộ phim như tháp Petronas trong “Cài bẫy” hay nhà Đế Chế trong “King Kong”.
Do đó, việc trở thành chỉ vật địa danh trong một bộ phim đồng nghĩa với một niềm vinh dự, một minh chứng rõ ràng cho sự nổi tiếng mà công trình đạt được. Trong nhiều phim thảm hoạ, ước muôn thể hiện sức mạnh của tự nhiên hay của kẻ xâm lược thể giới đã dẫn đến nhiều kiến trúc nổi tiếng nhất hành tinh bị phá huỷ. Có thể đây mới là vinh dự lớn nhất mà công trình có được.
Nhà Đế chế bị phá huỷ trong “Ngày độc lập”
Những công trình cao tầng bị phá huỷ trong các bộ phim ở New York
New York là ngôi nhà của một số công trình cao tầng nổi tiếng nhất thế giới. Vì thế có lẽ chẳng ai ngạc nhiên khi thành phố này đã tạo nên vô số thảm hoạ và những kẻ xâm lược xa lạ tàn phá thành phố thành một đống đổ nát (tất nhiên là chỉ trên màn ảnh).
- Toà nhà Đế chế – Toà nhà cao tầng nổi tiếng nhất nước Mỹ đã góp mặt trong hàng trăm bộ phim. Tuy nhiên, không có bộ phim nào hùng tráng hơn “Ngày độc lập” khi mà khán giả được chứng kiến toà nhà bị phá huỷ bởi những kẻ xâm lược xa lạ.
- Toà nhà Chrysler – 1998 là một năm tồi tệ cho toà nhà cao nhất của cựu thế giới. Nó vô tình bị quân đội Mỹ thổi bay trong “Godzilla” trước khi trở thành mục tiêu trong một trận đánh nổi tiếng trong “Ngày tận thế”.
- Toà nhà Met Life – Toà nhà này suýt nữa “tránh được” kẻ độc tài trong bộ phim “Ngày tận thế” nhưng không thể thoát khỏi bị phá huỷ khi các cuộc hành quân Godzilla đi qua.
Nghị viện Anh bị phá huỷ trong “V for Vendetta”
Chrysler bị phá huỷ trong Godzilla
Những công trình cao tầng khác ở Mỹ bị phá huỷ trong các bộ phim
- Nhà Trắng – Toà nhà quan trọng nhất ở Mỹ bị thổi bay thành từng mảnh nhỏ một cách thảm khố trong “Ngày độc lập”.
- Tháp Ngân hàng Mỹ – Là đích đến nổi tiếng ở West Coast, toà nhà này có vinh dự là địa điểm tấn công đầu tiên của những kẻ lạ mặt trong “Ngày Độc lập”. Nó cũng là nạn nhân của một trận vòi rồng trong “Ngày không xa” và trận động đất trong “2012”
- Toà nhà Capital Records – Ngôi nhà độc đáo này là một địa điểm yêu thích khác cho các nhà làm phim. Nó xuất cả trong hai bộ phim “Ngày không xa” và “Ngày độc lập”
- Cầu Cổng Vàng – Sau vụ tấn công thảm kịch tại Trung tâm Thương mại Thế giới, các nhà làm phim đặc biệt quan tâm đến việc lấy chiếc cầu làm mục tiêu cho các vụ tấn công. Trong “X-Men 3”, chiếc cầu đã bị nâng lên và ném đi ở Alcatraz.
Ngân hàng Mỹ bị phá huỷ trong “Ngày độc lập”
Những công trình cao tầng ngoài nước Mỹ bị phá huỷ trong phim.
- Tháp Eiffel, biểu tượng của thành phố Paris hoa lệ là một sự lựa chọn phổ biến cho các nhà làm phim. Toà tháp là một nạn nhân khác trong cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác trong GI Joe.
- Nghị viện Anh – Cuối cùng thì “V for Vendetta” đã đạt được những gì mà Guy Faulkes đã làm nhưng thất bại bằng cách hất tung chiếc ghế của Chính phủ Anh
- Cầu Thiên niên kỷ – Chiếc cầu của Norman Foster’s, người giành giải thưởng Stirling đã bị phá huỷ bởi chúa tể Bóng tối Voldemort trong “Harry Potter và Hoàng tử lai”
- Thanh Huyền (Theo Architecture.suite101.com)