Đã khi nào bạn tự mình cảm nhận xem một ngày ở Thủ đô của mình diễn ra như thế nào chưa? Đặc biệt là với những người bận bịu suốt với các dự án, con số, với những hợp đồng kín lịch làm việc. Chắc hẳn, thời gian để chúng ta suy ngẫm không còn, giả chăng có thì cũng chỉ là ý nghĩ thoáng qua, xem mình làm được gì trong ngày chứ không mấy ai băn khoăn đến những quang cảnh, môi trường và cách mình sống. Có người nói rằng, Hà Nội chỉ là nơi để kiếm sống, chứ không còn là nơi để hưởng thụ?

Một ngày bình thường…

Dường như lịch làm việc của mọi người tương đương nhau, vậy nên chúng ta cùng ra khỏi nhà vào một thời điếm. Người thì đến công ty ngay, người thì còn phải đưa con em mình đi học, có chị lại tranh thủ tạt qua chợ sớm mua đồ ăn cho bữa trưa luôn. Mỗi người dù mục đích khác nhau nhưng đều chung một mong muốn là không bị tắc đường, không phải đi làm muộn. Chính vì thế, ai cũng cố bon chen từng centimet mỗi ngã tư đèn đỏ, mỗi chỗ công trường cần đi chậm. Mà Hà Nội có đến biết bao nhiêu công trường? Không ai đếm được! Chỉ biết là nó rất nhiều, khiến ta có cảm giác rẽ ngả nào cũng gặp chuyện xây sửa, đào bới, và… ùn tắc. Con đường đã nhỏ, nay lại hẹp hơn và đang quá tải với lượng người, xe khổng lồ đổ ra từ các ngả đường. Con ngõ nhỏ vậy mà sao nhiều người đến thế? Anh muốn tiến, tôi cũng muốn đi… thế là xe chạm xe, người chạm đường. Ai cũng cho rằng mình không sai, thế là tranh luận: anh sai? Tôi sai? Thế là… tắc đường. Mọi việc lớn thường chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn nhỏ. Cuối cùng thì chẳng ai được vui, vì phải đi làm muộn. Vừa buổi sáng đã mang sự ấm ức trong lòng thì cả ngày làm việc sao đây?

Anh đi ô tô: anh sướng một cái là anh không phải chịu bụi bẩn trên đường từ những chiếc xe tải chở đất đá xây dựng, từ những đoạn đường cày lên lấp xuống, nhưng anh khổ nhiều đường lắm. Nếu đã ùn tắc thì anh chết đầu nước, xe to mà. Ngay cả khi làn đường được thông thì anh cũng phải bất đắc dĩ nhường cho các chú xe máy đi trước, họ nhỏ nên họ len lỏi dễ hơn. Vậy là đôi khi, ô tô cũng phải leo cả lên vỉa hè để mà đua chen với các chú ấy.

tac duong 1

Tắc đường giờ được coi là “đặc sản” Hà Thành

Xe máy: có lẽ là sự lựa chọn khôn khéo cho người dân Hà Nội. Nhỏ gọn nên dễ đi, dễ lách. Đường nào cũng chạy, ngách nào cũng phi. Nếu có muốn vượt đèn đỏ một chút thì cũng dễ hơn. Chỉ khổ một nỗi là không có cái che mưa, che nắng như nhà anh xế hộp. Hoặc nếu như đang đi trên đường mà bị các hung thần xe tải lao qua thì cứ gọi là: hồn xiêu phách lạc.

Thời gian vừa qua, để giảm tắc đường và thân thiện với môi trường, Hà Nội đã phát động rất nhiều phong trào lên quan, điển hình như việc đi làm bằng các phương tiện công cộng như xe bus, hay bằng xe đạp. Thế nhưng, nếu ai đã từng đi bằng xe gọi là phương tiện công cộng ấy mới cảm nhận hết được thế nào là công cộng. Sáng sớm tinh sương phải dạy sớm đi bộ ra bến xe bus, vậy mà sao cái xe đã đông cứng người. Chuyến này không dừng bắt khách, chuyến khác có dừng thì cũng phải qua điểm đỗ để tránh người lên. Thôi thì cố mà chạy theo, chen lấn vậy. Còn đâu cái gọi là lịch sự như nhường người già, trẻ em lên trước, họ không lên chuyến này không sao, còn mình không lên chuyến này thì muộn học, muộn làm, mất việc như chơi. Đấy là chưa kể đến việc vì xe đông nên bọn trộm cắp, móc túi tha hồ hoành hành. Người với người trật cứng như thế, còn đâu biết là tay mình? Tay ai?

Bác nào dẻo chân, muốn thân thiện với môi trường mà đi xe đạp thì có lẽ cũng viêm họng sớm bởi mùi xăng xe, bởi lượng bụi trên đường. Mà đường càng xa, càng phải chịu nhiều.

Đường cho xe đi đã không còn, lấy đâu ra đường cho người đi bộ? Thôi thì, mình cũng lại đành đi lẫn đường của nhau thôi!

Và những lúc free time…

Được ngày cuối tuần rảnh rỗi, bạn sẽ làm gì? Đi chơi công viên? Cũng hay, nhưng công viên thì ngày một ít, mà không phải chỗ nào cũng có. Vậy thì đi ăn, rồi về nhà thôi chứ còn biết đi đâu. Trẻ con được ngày nghỉ cũng ở nhà cho lành, ra đường lại xe cộ, không ai trông được. Còn đám thanh niên, ngoài việc ngồi café ra thì cũng chẳng có chỗ nào để đi, mà chẳng lẽ cứ ngồi café mãi?

Bạn hơi lãng mạn một chút, vào một ngày đẹp trời bạn “thả dáng” đi dạo. Nhưng than ôi, vỉa hè đâu rồi?

anh2

Vỉa hè thành bãi đậu xe trên nhiều tuyến phố

Vỉa hè: Nơi đậu xe. Diện tích nhà có hạn, người ở còn không đủ lấy đâu ra chỗ để xe, vậy nên cái xe phải để ở đường là đúng quá rồi còn gì? Các cửa hàng, các trụ sở làm việc cũng thế, tầng hầm làm sao chứa hết? Thế là đành phải tràn ra vỉa hè thôi, người đi bộ chịu khó xuống đường cho rộng vậy. Mỗi mét vuông vỉa hè bây giờ cũng “hái” ra tiền, bởi trông xe thu phí mà. Mà nói thật là kiếm được một chỗ để xe “an toàn” về giá cả cũng đâu phải dễ, nhất là trên khu quanh hồ Gươm. Tư nhân tự mở thì 10.000/xe, còn nhà nước thì giá lúc nào chẳng in 2.000, 3.000 thế nhưng bao giờ “tiền mặt” cũng phải là 5.000. Hỏi thì bảo: xin thêm tiền dắt xe, rồi đó là giá nộp về nhà nước, chúng tôi trông coi thì phải có công chứ? Thôi thế là đành ngậm ngùi cho qua.

anh1

Nơi bán hàng ăn tiện dụng

Vỉa hè: quán ăn, quán nước, quán nhậu. Buổi sáng, vài cái bàn nhựa, thế là thành quán ăn. Nào bún, phở, miến, cháo… các loại phục vụ đa dạng người dân. Rác thì bừa bãi. Sáng và tối, hoạt động này đông đúc nhất. Các quán nhậu, trà đá cũng trong tình trạng tương tự. Vài cái ghế nhựa, vài cốc bia, thế là… zô, bất quan tâm chỗ nào. Có lẽ nó đã thành thói quen nên không mấy ai thắc mắc: tại sao lại ngồi trên vỉa hè?

Vỉa hè: Chợ cóc? Đâu phải chỗ nào cũng có đất rộng để làm chợ đâu. Mà ra chợ chính thì xa, đi làm về muộn, lại tắc đường, cứ mua luôn gần nhà cho tiện. Nhu cầu có, ắt phải có cung. Thế là chợ cóc mọc ra, lúc đầu là vài mớ rau, sau thêm vài con cá, người này theo người kia, thế là thành chợ, dễ lắm. Lòng đường còn bị mất, huống chi vỉa hè?

Và thế là: có muốn tản mạn một chút cũng không dễ. Tốt nhất là ở nhà cho lành. Anh có nhiều tiền sẽ đi nước ngoài sống. Anh ít hơn xây nhà ở các khu nghỉ đề thỉnh thoảng đi. Còn lại thì tính chuyện cuối tuần về quê, hay mua một căn nhà để về già sống. Ai cũng tính ra tiền ở Hà Nội nhưng chẳng ai tính hưởng thụ ở Hà Nội như thế nào. Cả ngày chỉ có cơ quan, máy tính và tắc đường. Ngày Hà Nội đã không còn nhiều điều đáng nhớ, bất chợt ta nhớ về những khúc hát Hà Nội xưa:

…Hoa sữa thôi rơi, ta bên nhau một chiều tan lớp

Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về…”.

 

Kiến xinh

 

 

 

 

 

 
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

chungcucu caitao head
Quy chế thí điểm xây dựng cải tạo các khu nhà chung cư cũ tại Hà Nội

Sự đồng hành giữa lợi ích của Nhà nước, thành phố, DN và người dân, trong đó lấy lợi ích Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more