Nhẩy khỏi chiếc hộp: là một loạt các bài viết giới thiệu các kiến trúc sư đã chuyển nền tảng chuyên môn của mình sang một hướng sự nghiệp khác của Archinect.com, ý tưởng thực hiện những cuộc phỏng vấn này quả thực rất thú vị, tại Việt Nam không ít các kiến trúc sư đã thành công với “nghề tay trái”, nhưng có lẽ không thể phủ định được các kiến thức thuộc chuyên môn kiến trúc đã góp một phần vào sự thành công của họ trong cuộc sống. Hi vọng bài viết sẽ đem đến độc giả một cách giải thích cho sự chuyển hướng của các kiến trúc sư cũng như một lời khẳng định sự thành công sẽ đến với bất cứ ai dám đương đầu và say mê thưc sự . Lần này là cuộc phỏng vấn với David Galbraith, một kiến trúc sư chuyển sang lĩnh vực Internet.
Archinect: Anh đã học ngành kiến trúc tại đâu ?
David Galbraith: tôi học tại Bartlett, University College London, cả hai bằng
cử nhân và cao học (chương trình của Peter Cook), một thời gian học tập tại ĐH Bách khoa Turin.
Điều gì trong đời khiến anh quyết định lựa chọn con đường kiến trúc ?
DG: Khi còn bé, tôi thường vẽ những mặt bằng nhà và tưởng tượng nó sẽ thế nào nếu như ta sống trong đó, nhưng việc trở thành một kiến trúc sư lại bắt đầu từ một sự tình cờ. Tôi trượt đại học hai lần, đầu tiên là kinh tế, tiếp đó là xây dựng. Khi biết minhg trượt ngành Xây dựng tại Imperial College, tôi bước trên đường phố London trong một ngày mùa thu đẹp trời, tình cờ lạc lối vào một con phố và có một cuộc phỏng vấn tại trường Bartlett.
Anh quyết định thôi theo đuổi nghề kiến trúc khi nào ? Tại sao ?
DG: Một lần nữa, sự tình cờ. Tôi gần như là phải bổ chi tiết nhà vệ sinh cho một sân bay trong 5 năm trời nếu như tôi còn làm việc cho Norman Foster, bởi vậy tôi liên tục viết thư cho Fisher Park, người thiết kế các đại hội nhạc rock cho những ban nhạc như Rolling Stones. Cuối cùng là họ đồng ý và nhận tôi vào làm việc.
Khi họ tan rã tôi thành lập một xưởng thiết kế gian hàng triển lãm và hội chợ, cùng
với Markham Darbyshire , người đã chết thảm tháng trước. Anh ấy là một người bạn, người đồng nghiệp tốt, chúng tôi đã cùng gắn bó với nhau tại một văn phòng bé xíu ngay phía trên phòng thu của Mr. Bongo tại
phố Balan, London (chúng tôi ở đó miễn phí vì đã thiết kế nội thất free cho họ)
Cha tôi, một nhà khoa học, bởi vậy mà tôi biết chút ít về lập trình, vào năm 1993 web xuất hiện, tôi bắt đầu thiết kế website cho các khách hàng mà chúng tôi thiết kế.Điều này dẫn tới những cơ hội lớn như thiết lập một hệ thống mạng nội bộ cho một loạt các bệnh viện tại Anh quốc, và chúng tôi quyết định chia công ty thành hai, một cty thiết kế, một cty phát triển web.
Và tôi theo đuổi Internet từ đó, từ San Franicisco rồi tới New York và tham gia thành lập bốn công ty công nghệ khác nhau
Hãy miêu tả công việc chuyên môn của anh hiện nay ?
DG: thực sự là tôi không có gì cả. Công việc gần đây nhất của tôi có tên là “Nhà đầu tư” (Entrepreneur in Residence), cái danh xưng này dường như quá kiêu ngạo, nên tôi vẫn nói với ông bà tôi là tôi đang làm việc trong lĩnh vực Internet. Những gì tôi làm là thiết kế và bắt đầu những thứ trên internet và cuối cùng là nó trở thành một những công ty thực sự, giờ đây tôi có một danh xưng ngớ ngẩn có tên là “Kiến trúc sư
trưởng” mà cuôi cùng nó có nghĩa là khi tôi dời đi thì sơ đồ tổ chức trông không dở hơi. Thực tế là tôi mong muốn ai đó có thể cho tôi một công việc cụ thể.
Kỹ năng nào từ trường kiến trúc hay trong quá trình hành nghề đóng góp tới sự thành công của anh hiện tại ?
DG: Kiến trúc là một khoa tại UCL, ý tưởng gói gọn thiết kế trong gạch và vữa thì thật ngớ ngẩn. Sự tồn tại của một khoa kiến trúc là nó phải có một mục tiêu trí tuệ cơ bản. Đối với tôi đó là học cách quản lý các mối quan hệ giữa các tỉ lệ. Cố gắng sáng tạo, làm việc bài bản và luôn biết mình phải hướng tới đâu, kiến trúc dạy tôi nhìn gỗ từ cây. Cách thiết kế một khuôn cửa và góc nhìn tổng thể đối với một công trình, đòi hỏi phải nhìn gần nhìn xa. Không mấy người có được kỹ năng này và dường như kiến trúc dạy ta điều
đó.
Anh có ý định quay lại ngành kiến trúc không ?
DG: Chính xác là, gần đây tôi có dạy một lớp điện toán tương tác tại ĐH New York, nơi họ đang tiến hành một số công việc rất thú vị với các giao diện người dùng phát sinh bởi một số điều kiện môi trường (sử dụng phần cứng Arduino và một ngôn ngữ đồ họa tuyệt vời . Processing). Tôi rất thích được nghịch những thứ này và xem xét những ứng dụng cho nghành kiến trúc của nó. Tôi ngờ rằng sự trang trí đó trở lại với ngành kiến trúc không phải thông qua các mái dốc Hậu hiện đại mà thông qua các đồ họa và các ứng dụng kiến trúc được tạo bởi các điểm trưng bàykhắp nơi, và cùng với các diễn họa dữ liệu đem đến những cơ hội rất thú vị.
Nói chung là, tôi quan tâm tới các thiết kế hữu cơ phức tạp như thành phố, cách mà nó hoạt đông hơn là những công trình điểm nhấn thường tạo bởi các hình khối bề mặt hơn là được tạo dưới một tiến trình. Sự khác biệt giữa hai điểm này là những thứ hữu cơ được tạo bởi một công thức thay là một kết hoach. Trong tự nhiên, DNA là một công thức chứ không phải là một kế hoạch, và tôi nghĩ là điều này nói một cách cơ bản về thiết kế là nó được quan sát.
Tính lặp lại phức tạp như một công thức của các quy tắc đơn giản có thể được tạo bởi một thuật toán máy tính hay con người , tương tự như là Marc Fornes hoặc Sean Hanna đang làm những thứ thú vị với kiến trúc thông qua cách tiếp cận này, là một khám phá thực sự. Đó chính là nơi kiến trúc gặp khoa học máy tính và tôi quay ngược lại kiến trúc để thực hiện điều đó.
(Archinect.com)