“fLUX những con sóng nhị phân” (fLUX, binary waves) là 1 dự án lớn do LAb[au] thực hiện, đây là 1 tác phẩm sắp đặt, được thiết kế riêng cho các đô thị. Tác phẩm này được tích hợp hệ thống điều khiển tự động, có tính tương tác cao đối với các sự kiện diễn ra xung quanh. Các tác nhân bao gồm cả các yếu tố hiện hữu như luồng giao thông, số lượng các phương tiện, người đi bộ, ô tô; và cả các yếu tố không nhìn thấy được như sóng liên lạc (sóng điện thoại di động, radio, tivi… ), sự thay đổi theo thời gian của các yếu tố này được phân tích dựa trên các quy tắc về ánh sáng, âm thanh và động lực học. Tất cả được chuyển đổi thành điều kiện đầu vào của hệ thống điều khiển
Mối liên kết giữa tác phẩm sắp đặt này với các hoạt động của 1 đô thị là 1 mối liên kết thời gian thực. Chính vì vậy mỗi cá nhân trở thành 1 thành phần của tác phẩm sắp đặt, và trở thành trung tâm của 1 không gian ảo. Tác phẩm fLUX, binary waves được ghép từ 32 tấm có chiều cao 3m và rộng 60cm. Mỗi tấm đặt cách nhau 3m và tạo thành 1 bức tường. Mỗi tấm ghép có thể quay quanh trục và có đặc tính phát sáng.
Để điều khiển người ta dùng 1 số các mạch vi xử lí nhằm tính toán tốc độ quay, góc quay của từng tấm, ngòai ra còn 1 hệ thống mạng kết nối nhằm đồng bộ hóa chuyển động của tòan bộ 32 tấm ghép này. Các mạch vi xử lý được gắn với bộ cảm ứng hồng ngoại, thu thập các tín hiệu xung quanh, từ đó tính toán ra tần số & biên độ dao động của chuyển động quay. Dựa trên những thiết lập ban đầu đó, các xung điều khiển được truyền từ tấm ghép này sang tấm ghép khác, cùng với độ trễ của thời gian, nó giống như 1 làn sóng ảo từ phía này truyền sang phía kia. Nguyên lý này giống hệt như khi xếp các quân cờ Domino rồi tác động lực từ 1 bên, khiến cho chúng lần lượt đổ. Khi tín hiệu đầu vào của hệ thống liên tục thay đổi thì chuyển động của các tấm panel lúc này cũng phức tạp hơn do sự cộng hưởng của các tín hiệu điều khiển.
Nhằm hình tượng hóa các dòng chảy của cuộc sống, các tấm ghép được tích hợp 2 hệ thống đèn khác nhau, gồm 8 vạch đèn đỏ ở 1 mặt của tấm ghép có tác dụng như 1 bảng điện tử, ánh đèn trắng ở các góc của các tấm ghép thế hiện các yếu tố như tần số người, xe cộ qua lại …
Độ sáng cũng như tần số của tín hiệu đèn rất đa dạng, chúng dựa vào lưu lượng giao thông và cả độ mạnh yếu của sóng điện tử quanh đó. Nếu theo quy tắc này thì ánh sáng là tác nhân chính cho chuyển động của hệ thống này. Nếu so sánh với các chuyển động khác, ví dụ như người đi bộ thì sẽ làm các tấm ghép quay chậm nhưng có biên độ rộng cũng như nhiều tấm ghép cùng quay theo, ngược lại các chuyển động nhanh như ô tô chạy qua thì các tấm ghép quay nhanh hơn nhưng biên độ nhỏ cũng như số lượng các tấm ghép bị ảnh hưởng không nhiều. Như vậy chuyển động quay của từng tấm ghép cũng như của cả hệ phụ thuộc vào các tham số về thời gian, tốc độ (truyền tín hiệu giữa các tấm) và phụ thuộc cả vào bộ cảm biến được lắp đặt.
Các tham số điều khiển độ sáng của hệ thống đèn trắng được liệt kê ở bảng dưới:
Để điều khiển hệ thống đèn đỏ, các tham số biểu hiện trạng thái của hệ thống này tại 1 thời điểm sẽ là 1 ma trận 32 hàng (32 tấm ghép) * 8 cột (8 vạch đèn cho mỗi tấm ghép). Ngoài ra, với mỗi trạng thái của các tấm ghép đều tương ứng với 1 âm thanh điện tử do vậy với mỗi tín hiệu đầu vào thì 32 tấm ghép sẽ tạo nên 1 tổ hợp âm thanh.
Tòan bộ các dao động này đều dựa trên những sự kiện dù là nhỏ nhất diễn ra quanh đó. Tòan bộ tác phẩm sắp đặt này là 1 trò chơi về âm thanh, ánh sáng & màu sắc mà nguồn gốc, cảm hứng của chúng chính là từ mọi hoạt động diễn ra của thành phố tấp nập này.
Do vậy mà tác phẩm sắp đặt này được coi như 1 biểu tượng của đô thị, là sự phản chiếu lại các hoạt động của thành phố. Dòng chảy của cuộc sống đô thị được chuyển đổi thành bản khiêu vũ của ánh sáng và âm thanh.