Công nghệ máy tính có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thiết kế của ông ?
Không hề có 1 tẹo nào.
Ông có thích website mạng nào về lĩnh vực kiến trúc không ?
Tôi thích mạng của con nhện hơn.
Cảm hứng sáng tác của ông là gì ?
Nỗi sợ hãi và sự tĩnh lặng tuyệt đối, còn ở chỗ nào cũng được.
Có một vị đã phát biểu sau bài giảng của tôi ở Architalx, bảo tàng nghệ thuật tỉnh Porland, bang Maine USA rằng thế này . Mà ông ấy một lần đã được nghe ở Nhật Bản: “Bậc thầy đích thực trong nghệ thuật của cuộc sống chỉ phân biệt ranh giới rất nhỏ giữa tác phẩm và trò giải trí”, ông ấy đã nói như thế. ” Người đó chỉ đơn thuần theo đuổi trí tưởng tượng tuyệt vời mà họ có, còn những người khác thì phải chọn lựa có làm, hay là chơi. Với họ thì làm luôn cả hai”.
Nếu ngài không phải là một kiến trúc sư thì sẽ làm nghề gì ?
Tôi sẽ thử làm một …hum một nhà sinh thái học.
Có vật liệu nào mà ông đặc biệt thích sử dụng ?
Tất cả. Anh phải hiểu thiên nhiên và sự quí giá của tất cả các vật liệu, tôi thích một sự tổ hợp của thép, bê tông, gỗ, đá tảng và đá sỏi (hết).
Thế có màu sắc nào ông đặc biệt thích sử dụng không ?
Trắng, đen, đen mờ và những màu của vật liệu tự nhiên.
Công trình nào của Úc mà ông thích ?
Thích tất cái nào đẹp. Kiến trúc bản địa thì, hồi trước : Paddington ( không thích mặt bằng), và thích công trình của những kiến trúc sư hiện đại.
Còn công trình ngoại quốc nào mà ông thích ?
Các công trình của Sverre Fehn
Alvar Aalto
Sigurd Lewerentz
Gunnar Asplund
Alvaro Siza
Renzo Piano
Roland Simounet.
Ông hãy định nghĩa về một chủ đầu tư tốt ?
Chủ đầu tư tốt là phải : đòi hỏi khắt khe về sự tuyệt hảo, vì vậy họ phải biết cái gì là tuyệt hảo, để cho kiến trúc sư có chỗ mà bay, có một túi tiền đầy đủ nhưng không phung phí quá, hiểu bản chất của kiến trúc, cho kiến trúc sư nhiều thời gian và còn phải biết thưởng thức sự phá cách.
Định nghĩa về một kiến trúc sư giỏi ?
Công trình thể hiện cái đó, còn người khác sẽ nhận định.
Ông toàn tìm ý kiến trúc bằng những nét vẽ nghuệch ngoạc ?
Tôi còn hiếm khi vẽ nguệch ngoạc, tôi chỉ nghịch ngợm vớ vẩn với các ngón tay của tôi thôi.
Giới thiệu
Glenn Murcutt sinh ngày 25/07 năm 1936 tại London, nhưng sống và lớn lên tại bán đảo New Guinea – Australia.
Ông theo học ngành kiến trúc ở Đại học Miền Nam New Wales từ 1956 đến 1961. Có thể nói ông đã trở thành KTS nổi tiếng nhất của đất nước chuột túi và thảo nguyên này.
KTS của giải Pritzker Glenn Murcutt không phải là người xây những tòa nhà chọc trời. Ông ấy cũng không phải là người thiết kế những cấu trúc hoành tráng, phô trương hay sử dụng những vật liệu bóng bẩy, xa xỉ. Thay vào đó, KTS người Úc Glenn Murcutt chọn lọc sự sáng tạo của mình qua những dự án nhỏ mà ông có thể làm việc độc lập và thiết kế những tòa nhà rất kinh tế sẽ tái hồi năng lượng và hài hòa với môi trường. Tất cả các công trình của ông hầu hết xây ở nông thôn, và đều ở Úc.
Glenn Murcutt được tiếp lửa từ kiến trúc California của Richard Neutra và Craig Ellwood, và cả những công trình giản dị nhưng quả quyết của kiến trúc sư người Scandinavy Alvar Aalto. Mặc dù vậy, thiết kế của Murcutt nhanh chóng dành được sự đón nhận của người Úc.
Murcutt hay chọn lựa những vật liệu có thể sản xuất dễ và rẻ như : kính, đá, gạch, bê tông và thép cán lượn sóng. Ông cũng rất để ý đến sự di chuyển của mặt trời, mặt trăng và thiết kế các công trình của mình hòa quyện với sự biến đổi của ánh sáng và gió.
Rất nhiều công trình của Murcutt không cần trang bị điều hòa không khí.
Quan điểm của Murcutt
Từ nhỏ Murcutt đã được cha của mình dạy về triết học Henry David Thoreau, người tin tưởng rằng con người nên sống đơn giản và giữ trong sự hòa hợp với qui luật của tự nhiên. Cha của Murcutt cũng chỉ cho ông về kiến trúc hiện đại mẫu mực của Ludwig Mies van der Rohe. Do đó những công trình đầu tay của Murcutt phảng phất quan điểm của Mies van der Rohe.
Có một trong những những câu nói mà cha của Murcutt nhắc đi nhắc lại. Từng chữ, ông ấy tin và ưa thích, trích của Thoreau: “Tại vì hầu hết chúng ta đều dành đời mình để làm những nhiệm vụ bình thường, nên điều quan trọng nhất là phải làm cho chúng trở nên thật phi thường”.
Murcutt cũng thích một câu ngạn ngữ của thổ dân Úc :”Chạm vào đất nhẹ thôi”.
Khi bước lên bục nhận giải Pritzker, Murcutt đã nói: “Cuộc sống không phải là làm cực đại mọi thứ, mà nó là việc đem trả lại một vài thứ – như ánh sáng, không gian, hình dáng, sự thanh thản và niềm vui. Bạn cần phải trả lại vài thứ.”
Những công trình quan trọng trong sự nghiệp:
* The Ball-Eastaway House
* The Marie Short House
* The Magney House
* The Marika-Alderton House
* Artists Centre on the South Coast
* South Coast Visitors Centre at Kakaadu
* National Park Visitors Centre at Kempsey
Các danh hiệu :
1992: Gold Medal of the Royal Australian Institute of Architects
1992: Alvar Aalto Medal
1996 : Order Of Australia
1998: Richard Neutra Award for Teaching
1999: Royal Danish Academy of Architects – ‘Green Pin’ Award
2001: Thomas Jefferson Medal for Architecture
2002: Pritzker Prize 2002
2003: Kenneth F. Brown Asia Pacific Culture and Architecture Award
2009: American Institute of Architects Gold Medal
xem tất cả tại đây https://en.wikipedia.org/wiki/Glenn_Murcutt
Ông còn là hội viên danh dự của :
*Viện Kiến trúc Hoa Kỳ – Honorary Fellow of American Institute of Architects
*Hiệp hội Quốc tế về Kiến trúc Hoàng Gia British – International Fellow of the Royal Institute of British Architects
*Viện Kiến trúc Hoàng gia Canada – Honorary Fellow of the Royal Architectural Institute of Canada
*Hội liên hiệp Kiến trúc sư Phần Lan – Honorary Fellow of the Finnish Association of Architects
*Viện Kiến trúc Đài Loan, Scotland và Singapore – Honorary Member of the Architects Institutes in Taiwan,Scotland and Singapore
* Viện Hàn Lâm Nghệ thuật và Văn học Hoa kỳ – Honorary Member of the American Academy of Arts and Letters.
Ông cũng giám đốc sáng lập Hội liên hiệp Kiến trúc Australia và là Chủ tịch của tổ chức Kiến trúc Australia ( Khóa thạc sĩ quốc tế thường niên mang tên Murcutt ).