“Slumdog Millionaire” (Triệu phú khu ổ chuột) là bộ phim của năm. Chuyện kể về một chàng thanh niên trẻ đến từ khu ổ chuột của Mumbai đã tự thay đổi số phận của mình thông qua trò chơi “Ai là triệu phú” (Who wants to be a Millionaire). Bộ phim đã thu hút & chiếm được cảm tình của công chúng và cả của hội đồng giám khảo giải Oscars
Đồng thời, bộ phim còn tạo nên một cuộc tranh luận về những khu nhà ở chuột và cái cách mà bộ phim miêu tả khu vực này. Bối cảnh chủ đạo của bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột” là những khu nhà ổ chuột, được các nhà văn như Daniel Defoe hay Charles Dickens miêu tả vào thế kỉ XIX là những nơi tối tăm, bẩn thỉu với những con người bị nhốt trong những căn phòng không có trang thiết bị cấp nước. Ở những khu ổ chuột thường xuyên xảy ra tụ tập phá rối nhưng cảnh sát khó có thể xâm nhập vào, đây là nơi hoàn hảo cho những tên tội phạm ẩn nấp và lên kế hoạch cho những âm mưu nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời khu vực này cũng dễ trở thành điểm khởi đầu của các loại dịch bệnh.
![]() |
Lối đi Dharavi, (hình ảnh: Flickr) |
![]() |
Khu ổ chuột Glasgow, 1871(hình ảnh: Wikipedia) |
Đây là tầm nhìn dọn đường cho tất cả những dự án quy hoạch lại thành phố: dân cư trong những khu ổ chuột, bị số phận kìm hãm trong đó, cần được trợ giúp thông qua các hoạt động từ thiện, sự can thiệp của công chúng, hay có thể qua một chương trình ti vi. Việc quy hoạch lại khu vực này sẽ cải thiện môi trường sống, những con đường lớn hơn sẽ giúp cảnh sát kiểm soát tốt hơn và mọi người có thể sử dụng nước và điện.
Một trong những thành phố đầu tiên thực thi chính sách quy hoạch lại thành phố là Paris. Từ năm 1852 đến năm 1970, dưới sự chỉ đạo của Eugène Haussman trong dự án Đại lộ chạy xuyên qua thành phố. Dọc theo những đại lộ là hệ thống cấp nước, cống rãnh thoát nước phục vụ cho nhu cầu sinh họat của dân cư. Đồng thời hệ thống giao thông công cộng được bố trí và xây dựng dọc theo các trục đường nhờ vậy mà cuối cùng cảnh sát đã có thể đi tuần tra quanh thành phố.
![]() |
Paris quartier des Halles. Các đại lộ cắt qua vùng đô thị đã có sẵn (hình ảnh: Microsoft Virtual Earth) |
![]() |
Paris: một khu phố pre-Haussmann điển hình. Chú ý đến tỉ số chiều cao tòa nhà/đường, giống với một khu phố ở Dharavi hay Glasgow. (Rue Mouffetard, từ Flickr) |
![]() |
Paris, đại lộ Haussmann. (Ảnh: flickr) |
Ở Rome, một chính sách tương tự được thực hiện từ năm 1925 đến năm 1950. Những con đường mới được mở qua trung tâm đã khiến nhiều người dân Rome phải di rời ra ngoại ô thành phố. Những sự can thiệp này đã đem lại những thay đổi rõ rệt cho thành phố
![]() |
Rome, Trastevere. Một công trình đô thị cổ. (ảnh: flickr) |
![]() |
Rome. Một khu vực đã bị hư hại một nửa ở trung tâm thành phố, gần Via della Conciliazione. (ảnh: flickr) |
![]() |
Rome, via della Conciliazione. hoàn thành năm 1950, nó là đại lộ cuối cùng ở Rome cắt qua trung tâm thành phố. (ảnh: flickr) |
![]() |
Rome, Il Trullo: một Borgata điển hình. (ảnh: Microsoft Virtual Earth) |
Một làn sóng quy hoạch tràn vào thành phố lần thứ hai diễn ra sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Mức sống cao hơn và các dự án trở nên cơ bản hơn. Tuyên ngôn của họ là Dự án Voisin của Le Corbusie(1925), đề xuất việc phá hủy hầu hết trung tâm Paris (được xem như là một khu nhà ổ chuột lớn) và thay thế nó với một công trình đô thị hoàn toàn mới, tạo thành từ những tòa nhà cao tầng và những vườn hoa. Và hầu hết mọi lần, những người bị buộc di dời trong những dự án lần này cũng chính là những người bị ảnh hưởng bới đợt quy hoạch đầu tiên.
![]() |
Dự án Voisin của Le Corbusier (hình ảnh: flickr) |
![]() |
Drancy, một trong những hình mẫu đầu tiên của dự án Voisin, được miêu tả là “tòa nhà cao tầng đầu tiên của Paris (ảnh: wikipedia) |
![]() |
Roma, borgata của Tiburtino III, vào năm 1935 (ảnh: Wikipedia) |
![]() |
Vẫn địa điểm đó vào năm 2008. Rất ít tòa nhà tồn tại được sau việc quy hoạch lại vào thập niên 80. Tất cả những tòa nhà mới tuân theo tiêu chuẩn của Le Corbusier . (ảnh: Microsoft Virtual Earth) |
Phải chăng những khu nhà ở chuột là nơi tồi tệ và những thì xã hội có thể làm chỉ là phá đi hoặc “làm mới lại”? Liệu việc thoát khỏi khu vực tăm tối đó có phải là niềm hy vọng duy nhất cho người dân? Có phải khu ổ chuột chỉ là nguồn gốc của nghèo đói, bệnh tật, hay còn có gì trong đó, thậm chí là liệu chúng ta có thể học được điều gì từ đó?
* Borgata : trong tiếng Italia, Borgata là từ dùng để chỉ 1 ngôi làng nhỏ.
Bài học từ những khu nhà ổ chuột – Phần 2