Tiếp tục phần 2 bài tiểu luận của Steven Song đã được đăng, bạn nào chưa đọc phần 1 xin xem tại đây
Công trình: Phần dự phòng và những không gian chuyển đổi
Khái niệm “phần dự phòng” (wiggle room) trong bố trí không gian kiểu “găng tay có ngón” của Venturi và Scott Brown bắt nguồn từ những hình thức không chuyên biệt của các không gian cùng loại: sự tập trung tại trung tâm của phần lõi giao thông hay lối vào, tính modul và tính quy tắc của các thành phần kiến trúc, không gian rộng được tạo rao trong chiều cao lẫn mặt bằng và sự phân bổ đều ánh sáng. (Phác thảo 4)
Kiểu không gian “phần dự phòng” cho phép sự linh hoạt bước đầu trong các bố trí đối với người đầu tiên sử dụng công trình và dự đoán được sự phát triển trong tương lai của các nhóm chức năng và sự tái sắp đặt không gian của các khu vực sử dụng trong tòa nhà. Ngoài những sự linh hoạt này, phác thảo này còn chỉ ra một dạng đặc biệt của sự linh hoạt kế tiếp xuất hiện trong kiến trúc đương đại, thứ mà mở rộng nghĩa của cụm “phương án mở” – một yếu tố cho phép sự chuyển đổi giữa các nhóm chức năng trong suốt thời gian sử dụng. (Phác thảo 5)
Phác thảo 4 – Những minh họa bằng biểu đồ tòa nhà cải tạo và những phương án bố trí không gian linh hoạt
Phác thảo 5 – Những minh họa bằng biểu đồ của ‘phương án dự phòng’ đóng vai trò như ‘Những không gian chuyển đổi ‘ của các nhóm chức năng
‘Không gian thông minh’, một đơn vị dân cư nhỏ được thiết kế bởi công ty kiến trúc tại Newyork: AvroKO, là một ví dụ về làm thế nào các không gian có thể được chia sẻ bằng cách lồng ghép các hệ thống công năng cho phép các mục đích của chúng được chuyển đổi trong suốt thời gian hoạt động, do đó khai thác tối đa không gian chật.
Ví dụ như sự phân chia giữa bếp và phòng ngủ khách luân chuyển nhằm thay đổi không gian giữa 2 khu vực thành không gian chính tùy theo thời điểm trong ngày. (Hình 16 và bức phác thảo 6)
Theo cách này thì đồ nội thất & vách ngăn cơ động đơn giản, với chức năng làm thay đổi một cách mơ hồ các khu vực thông qua sự tái bố trí theo chu kỳ, có thể được nâng lên một cấp độ mới.
Hình 16 – Bếp có thể điều chỉnh được và phòng ngủ khách tháo lắp được của ‘không gian thông minh’ ở New York, của AvroKO, được xây dựng năm 2005
Bức phác thảo 6 – Những minh họa bằng biểu đồ của bếp có thể điều chỉnh được và phòng ngủ của khách gấp lại được của ‘không gian thông minh’ ‘
Những không gian chuyển đổi’ thậm chí không thể đòi hỏi những thành phần có thể chuyển động. Lynch tranh luận rằng sự linh hoạt không gian có thể đạt được nếu mô thức (của hệ thống chức năng) được sắp xếp sao cho mỗi chức năng sử dụng triển vọng nhất có được một khu đệm (ít nhất theo một hướng) với tần xuất sử dụng thực sự thấp giữa chức năng đó và chức năng quan trọng tiếp theo,”xxii do đó cho phép các hệ thống chức năng mở rộng và thu hẹp lại mà không ảnh hưởng tới các chức năng khác .
‘Những không gian chuyển đổi’ đã phát triển ý tưởng này xa hơn nữa,bằng cách ấn định một chức năng chung (là một mẫu thức chung của những hệ thống công năng xung quanh) cho vùng đệm “khe” có tần xuất sử dụng thấp như đã đề xuất ở trên. Việc phân chia những chức năng chung trong không gian “khe” sẽ không chỉ tối đa hóa việc sử dụng của khu vực này mà còn làm nuột sự chuyển tiếp giữa các công năng, tăng năng suất và hiệu quả của sự linh hoạt không gian. Một ví dụ như vậy là sảnh đợi của khách sạn W ở quảng trường Times, nó xác định hai nhóm chức năng cụ thể trong một không gian mở — một bàn tiếp đón và một quán bar – với một không gian ngồi chung ở trong – giữa hai hệ thống công năng.
Trong suốt thời gian ban ngày, không gian “khe” này thuộc về bàn tiếp đón như chức năng của bàn đăng ký/ quầy thanh toán trở nên nổi trội hơn, trong khi vào buổi tối, khu vực ngồi phục vụ một cách thích hợp cho quán bar. Những cấu trúc không gian tương tự có thể được nhìn thấy ở những khách sạn châu Âu nhỏ và cổ hơn, nơi sảnh đợi là một phòng trà vào buổi chiều khi chức năng của bàn đăng ký và quầy thanh toán được thu hẹp lại. Vì vậy bản vẽ bố trí không gian và hệ thống công năng cho phép không gian được thiết kế cung cấp chỗ cho các hệ thống công năng phức tạp và chuyển đổi chức năng của nó sao cho phù hợp. (Hình 17 và bức phác thảo 7)
Ý tưởng này cũng có thể được mở rộng thành những ứng dụng quy mô lớn hơn. Một khu đỗ xe chung có thể được bố trí một cách có xắp đặt gần với sân bóng chày lẫn một khu văn phòng. Điều này cho phép dùng chung khu đỗ xe này cho 2 hệ thống công năng khác nhau theo những giờ cao điểm khác nhau trong suốt cả ngày và cả tuần, và tránh được sự kém hiệu quả cũng như sự phí phạm cho việc có hai bãi đỗ xe riêng biệt.
Hình 17 – Không gian ngồi giữa bàn tiếp đón và quán bar trong phòng đợi của khách sạn W ở quảng trường Times, New York, của Yabu Pushelberg, được xây dựng năm 2001
Bức phác thảo 7 – Sơ đồ không gian của phòng đợi
Mở rộng vốn từ kiến trúc
Những cuộc cải tổ và cách mạng của các thành phần kiến trúc có thể đóng góp cho việc tạo ra những không gian với các hệ thống công năng chồng chéo lên nhau. Thiết kế cho một ngôi nhà của Rem Koolhaas ở Bordeaux, Pháp, là sự kết hợp lai giữa lưu thông theo chiều đứng và hệ thống sàn. Sàn nhà có thể di chuyển, ban đầu được thiết kế để phù hợp cho người khách hàng khuyết tật, chuyển đổi vị trí của nó theo cách tương tự với ‘không gian thông minh’ của AvroKO, nhưng theo chiều đứng.
Khi hệ thống lưu thông theo chiều đứng đầu tiên được phát minh ra và chứng minh được sự an toàn bởi Elisha Otis vào năm 1652, triển vọng và ảnh hưởng của kiến trúc với xã hội được hình dung là vô hạn: tuy nhiên, nhiều năm qua nó trở nên quốc tế hóa và được đưa vào trong lõi của công trình – chỉ đóng góp vào sự phát triển về độ cao của kiến trúc công trình. Ngôi nhà ở Bordeaux còn xem xét thêm triển vọng của hệ thống lưu thông theo chiều đứng, tạo ra những không gian chuyển đổi từ đặc và rỗng, mở và đóng, và cung cấp sự linh hoạt từng phần để phù hợp với các hệ thống công năng ở dưới hay phía trên. (Hình 18 và Bức phác thảo 8)
Hình 18 – Sàn di động của ngôi nhà ở Bordeaux, Pháp, của Rem Koolhaas, được xây dựng năm 1998
Bức phác thảo 8 – Phân tích bằng biểu đồ của bản bố trí không gian linh hoạt theo mặt cắt
Những hệ thống vách kính lớn, bây giờ đang được sử dụng rộng rãi ở những tòa nhà hiện đại, có thể tạo ra không gian kiểu ngoại thất ở bên trong nội thất bằng cách thiết lập sự kết nối hình ảnh giữa chúng, và điều này có thể khuyến khích sự đan xen uyển chuyển giữa các hệ thống công năng. (Hình 18)
Hệ thống vách kính khổ lớn còn hơn là một sự kết hợp giữa hai bộ phận kiến trúc thông thường của tường và cửa sổ- nó là một sự đổi mới kỹ thuật sử dụng ưu điểm của lực hấp dẫn. Những tấm kính được treo lên cấu trúc giống như những tấm màn, được tạo cân bằng với tải trọng gió bởi lực hút giảm dần của lực trọng trường. Nó mở ra triển vọng lớn hơn cho việc xây dựng hệ thống tường ngăn, do đó mở rộng vốn từ vựng kiến trúc đương đại.
Hình 19 – Lối vào trung tâm Time Warner ở New York và hệ thống vách kính khổ lớn, của Skidmore, Owings, & Merrill, hoàn thành năm 2004 Toyo Ito đã thử nghiệm vào năm 2001 để xác định lại các thành phần kiến trúc qua dự án Sendai Mediatheque của ông ở Nhật, đề xuất ‘tấm tường’, ‘ống’ và ‘mặt ngoài’ là ba bộ phận chính của kiến trúc.xxiv (Hình 20). Tuy nhiên, trái ngược với cách đặt vấn đề ngắn gọn này, những mô hình chuyển đổi xã hội đương đại đòi hỏi phải mở rộng vốn từ vựng kiến trúc sẵn có.
Công nghệ điện tử và xây dựng có thể và nên đẩy mạnh triển vọng của các thành phần kiến trúc xa hơn sàn, cột, tường và cửa sổ thông thường, cho phép ngôn ngữ kiến trúc hoàn thiện trong xã hội đa văn hóa ngày nay, cũng như phản ánh được sự tái định nghĩa phức tạp về chức năng của nó và những ranh giới bị xóa nhòa gữa các không gian.
Hình 20 – Sendai Mediatheque ở Nhật, của Toyo Ito, được xây dựng năm 2001
Biển hiệu: Kiến trúc trong kỷ nguyên Thông tin (và Tương tác)
Rõ ràng là Venturi và Scott Brown đã phát triển kiến trúc, gắn kết và điều tiết chủ nghĩa tượng trưng và sự mô tả bằng biểu tượng, nhấn mạnh chức năng lịch sử của kiến trúc: giao tiếp và thông tin. Thật không may là khía cạnh giao tiếp này thường xuyên là bao phủ mơ hồ hay biến mất trong những hình thức đối lập của một số người theo chủ nghĩa Tân hiện đại, Phi cấu trúc gần đây. “Là một phương pháp phân tích văn bản dựa trên ý tưởng mà ngôn ngữ vốn đã không ổn định và hay thay đổi”xxv, kiến trúc theo trường phái hi cấu trúc chắc chắn tách riêng ra khỏi phương diện truyền thông.xxvi Học tập từ sự liên quan về xã hội và lịch sử của những chữ viết tượng hình ở Ai Cập cổ đại hay những bức mosaic của nhà thờ kiểu Bizantin và giai đoạn trước Thiên chúa, và những tấm kính màu của kiến trúc Gothic, (bây giờ được xem là nghệ thuật tạo hình, nhưng ban đầu có ý định truyền đạt nội dung tôn giáo),
Venturi đề xuất việc sử dụng các bề mặt điện tử từ pixel’ như đèn LEDs, với vai trò là bảng ký hiệu có thể truyền đạt một số lượng thông tin không giới hạn trong thời gian thực, cho một Kỷ nguyên hậu công nghiệp,điện tử, thông tin. (Hình 21 và 22)
Scott Brown giới thiệu một cách nghĩ khác về quan điểm đó trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Kiến trúc, RES: “Kiến trúc Barôc cần độ sâu một thước Anh để làm công việc trang trí của nó, kiến trúc thời kỳ Phục hưng có thể là 1 fút, Rococo 1 cm, và Art Deco có thể đề xuất 7 hay 8 bề mặt được che phủ của một bức phù điêu, sâu 1 cm.” xxviii Với bề mặt tường của phòng trưng bày Danh mục các sản phẩm tốt nhất của họ năm 1978 ở Pennsylvania, Venturi và Scott Brown đã thiết kế đồ trang trí chỉ là sự thay đổi màu sắc hai chiều. Tuy nhiên vào 30 năm sau, vào kỷ nguyên khi các sự kiện và mô hình thay đổi với tốc độ chưa từng thấy, họ đề xuất những bề mặt phát sáng như trang trí, cho sự linh hoạt và nhanh chóng của truyền thông. (Hình 23, 24, 25, 26 và bức phác thảo 9)
Hình 21 – Những chữ viết tượng hình ở một khu vực của đài kỷ niệm phía trước cửa tháp ở cung điện của Ramesses II, đền Luxor, Ai Cập, được xây dựng vào những năm 1300 trước công nguyên và một bức khảm phía trong nhà thờ Byzantine ở Sicily, Italy, được xây dựng vào thế kỷ 12
Hình 22 – Những tấm kính màu Gothic — cửa sổ hoa hồng — phía trong nhà thờ La Sainte-Chapelle ở Pari, Pháp, được thêm vào tòa nhà này vào thế kỷ 15, và việc lắp đặt LED ở công viên Thiên niên kỷ mới ở Chicago, được hoàn thành năm 2004
Hình 23 – Chi tiết kiến trúc Barôc Italia của Andrea Pozzo và kiến trúc Phục hưng Italia từ Lịch sử của kiến trúc và đồ trang trí
Hình 24 – Chi tiết kiến trúc Rococo ở cung điện Gatchina ở Nga, và những chi tiết bức phù điêu nghệ thuật trang trí trên một tòa nhà khoa học của trường trung học Berkeley, California, của Henry H.Gutterson and William Corlett, Sr.
Hình 25 – Phòng trưng bày danh mục những sản phẩm tốt nhất ở Langhorne, Pennsylvania năm 1978, của Venturi, Rauch và Scott Brown
Hình 26 – Một ứng dụng trang trí của những tấm LED ở một tòa nhà văn phòng ở New York, vào năm 2007, của hội kiến trúc sư Kohn Pederson Fox, được hoàn thành năm 2001
Bức phác họa 9 – Sự minh họa trình độ trang trí trong kiến trúc thay đổi theo thời gian
Một trong những đặc điểm hạn chế của kỷ nguyên thông tin mới là truyền thông tương tác. Những tấm kính màu của các nhà thờ Gothic, những chữ viết tượng hình ở các cửa tháp Ai Cập, và những quyển sách thông thường đều truyền đạt nội dung nào đó, nhưng truyền thông thì lại đơn tuyến – từ một nguồn tới số đông. Trong xã hội đương đại, sự trao đổi thông tin có tính tương tác ngày ngày tăng: Ý tưởng cơ bản của mạng lưới toàn cầu (World Wide Web) là thông tin được tìm kiếm thông qua các chương trình phần mềm trực tuyến mà nhận được nhu cầu của người ntìm kiếm và cung cấp cho họ những thông tin phù hợp.
Những thiết bị điện tử nhập dữ liệu hỗ trợ tương tác bằng cách cho phép giao tiếp giữa nguồn và người sử dụng, trong khi những công nghệ thông minh ở những tòa nhà hiện đại đánh giá môi trường và tự động điều chỉnh lượng ánh sáng và nhiệt độ để tạo ra một khôngkhí thoải mái. Bên cạnh những lợi ích nó đem lại trong việc cung cấp sự truy cập lập tức và độ sâu vô hạn của nội dung, biển hiệu điện tử có thể và nên được sử dụng trong kiến trúc để hợp thành tính tương tác, xa hơn nữa là cải thiện năng suất và chất lượng của truyền thông và bằng cách đó làm tăng tính linh hoạt của không gian. (Hình 27, 28)
Hình 27 – ‘EnterActive’ ở Los Angeles, được thiết kế bởi Electroland, xây dựng năm 2006, sử dụng tấm LED ở ngoại thất ở trên mặt đứng phản ứng lại sự di chuyển của các khách thử nghiệm, và Khách sạn Habitat của Cloud 9 Architecture được phát triển ở Barcelona, Tây Ban Nha, bằng cách có một mặt tiền ‘lưới năng lượng’ mà có thể truyền dẫn một lượng năng lượng mặt trời thu được ban ngày cho việc phát sáng những màu khác nhau vào ban đêm.
Hình 28 – Tường tương tác của Dario Buzzini, được phát triển năm 2004, và ‘Tường bình luận’ của Kinecity, một ý tưởng được phát triển năm 2005, liên tục hiển thị những tin nhắn và hình ảnh được nhập vào hay được yêu cầu bởi người sử dụng
Phát triển mối quan hệ tay ba: Biển hiệu tương tác, Nơi cư trú linh hoạt và Bối cảnh mới nhất trong Kiến trúc Đương đại
Tiến tới kết thúc của “Kiến trúc là những ký hiệu và hệ thống”, Scott Brown đặt câu hỏi liệu rằng các kiến trúc sư có được chuẩn bị để giao lại nhiệm vụ truyền thông biểu tượng của kiến trúc cho những người thiết kế đồ họa cho biển hiệu điện tử ? Bà phân vân liệu “Việc thiết kế công trình và khung để giữ các hệ thống trang trí có đủ cho chúng ta (các kiến trúc sư)?” xxix
Ai đó phải đặt câu hỏi thêm liệu rằng nó có đủ để kiến trúc giữ lại một cấu trúc đơn giản cho hệ thống trang trí. Liệu sựbố trí của các biển hiệu điện tử được đặt trên các khung của một ngôi nhà có thích hợp với những chuyển đổi trong những mô hình của xã hội và những biến động hệ quả trong những mối quan hệ không gian? Xét đến cùng, kiến trúc có thể và nên khai phá các cách mà ở đó ký hiệu kết hợp với nơi cư trú để phát triển mối quan hệ tay ba giữa biển hiệu, nơi cư trú và bối cảnh trong thời điểm hiện tại.
Trong bối cảnh đương đại, những bao che kiến trúc còn phải kết hợp với chức năng khác — khả năng thích nghi với những vấn đề bền vững. Mối quan tâm đang tăng lên của xã hội với công nghệ bền vững là thu được tín hiệu khẩn như những thiệt hại gây ra cho tự nhiên thông qua sự phát triển công nghiệp hiện đại đang ngày càng tăng. (Hình 29)
Công nghệ xây dựng bền vững tiên tiến thường sử dụng hệ thống bao bọc linh hoạt làm đẹp nội thất và giảm thiểu sự lãng phí năng lượng bằng cách thu được năng lượng mặt trời và cho phép sự thông gió , che nắng và chiếu sáng một cách tự nhiên.
Ví dụ như, mặt tiền của Trụ sở số 7 Quận Caltrans, được thiết kế bởi Morphosis, là sự hợp thành của những bị chắn nắng có thể chuyển dịch được, những tấm quang điện, và những thành phần biển hiệu truyền thông/ trang trí. Trên bề mặt của thư viện Ngữ văn ở Trường Đại học Mở Béc-lin, Norman Foster đã sắp đặt những tấm kính trong suốt để theo dõi một cách tương tác sự di chuyển của mặt trời và những tấm nhôm cho phép tòa nhà này “thở”, giúp thư viện có thể dựa vào sự thông gió tự nhiên tới 60% trong năm. xxx (Hình 30) Những tấm này vẫn cố định và tích hợp có giới hạn, có so sánh với sự đa dạng có thể trong những mối quan hệ đô thị hay với những gì mà công trình có thể làm đằng sau những ký hiệu của nó, nhưng loại hoạt động của hệ thống bao bọc cố định thông thường này báo trước tiềm năng của mối quan hệ được định nghĩa lại giữa ký hiệu và nơi cư ngụ trong vỏ bọc của công trình.
Hình 29 – Hình ảnh hậu quả của trận bão lớn bất thường Katrina ở New Orleans, Louisiana, vào năm 2005, và áp phích bộ phim tài liệu đang gây tranh luận “Một sự thật không dễ chịu” về sự bất thường của môi trường và nguyên nhân của nó, của chính trị gia/ nhà môi trường học Al Gore năm 2006
Hình 30 – Trụ sở số 7 Quận Caltrans ở Los Angeles, được thiết kế bởi Morphosis, hoàn thành năm 2004, và thư viện Ngữ văn ở trường Đại học Mở Béc-lin ở Đức của Norman Foster, hoàn thành năm 2005
Như đã bàn luận ở trên, sự gặp gỡ mới nhất của biển hiệu và nơi cư trú có nhiều khả năng được bàn đến và khai thác: Liệu một biển hiệu điện tử liên tục thay đổi có phá hoại tính chất bền vững vốn có của kiến trúc ? Liệu ký hiệu có thể là một vỏ bọc của công trình ? Liệu ký hiệu và công trình thậm chí có thể hòa nhập vào nhau hay chúng nên độc lập với nhau một cách vật lý, như Venturi và Scott Brown đã từng đề xuất ?
Làm thế nào ký hiệu tương tác phản ứng theo các ranh giới không rõ nét giữa nội và ngoại thất, hay giữa nội thất và nội thất, như nêu trong ‘Những không gian thay đổi’? Sự liên quan giữa tính hai mặt của kiến trúc và khái niệm sự linh hoạt chức năng của bối cảnh ngày nay là những chủ để quan trọng nên tiếp tục được nghiên cứu trong kiến trúc đương đại. (Hình 31, 32 và bức phác thảo 10)
Hình 31 – Bức vẽ phối cảnh nội thất minh họa trang trí điện tử chiếu sáng trong một bản thiết kế cho một sòng bạc ở thành phố Atlantic, New Jersey, của Arquitectonica, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2011
Hình 32 – Tòa nhà cửa hàng bách hóa, được bao bọc trong những tấm đèn LED trang trí ở Sơ-un, Hàn Quốc, của UNStudio, được xây dựng vào năm 2004, và một bản vẽ phối cảnh minh họa ứng dụng mặt tiền trong mờ ‘Vỏ bọc thông minh (SmartWrap)’ của Kieran Timberlake Associates, được phát triển năm 2003
Bức phác thảo 10 – Những minh họa sự mối quan hệ chặt chẽ có thể của ‘biển hiệu’ và ‘nơi cư trú’ trong ‘bối cảnh’ đương thời
Những lý thuyết của Venturi và Scott Brown thường xuyên được đặt trong những trích dẫn lịch sử nhằm tránh được hiểu theo cách mới về ý tưởng của họ trong những cuộc đối thoại kiến trúc đang diễn ra. Bằng cách khai thác những điều kiện văn hóa và xã hội mà ảnh hưởng đến những cách tiếp cận đương đại với kiến trúc, bài viết này nhấn mạnh tới sự xác đáng của những tác phẩm của Venturi và Scott Brown trong vấn đề về sự linh hoạt và sự tương tác giao tiếp của kiến trúc.
Sự quan tâm hiện tại với những mặt tiến bộ về công nghệ tể hiện sự mở rộng các ý tưởng của họ. Năm 2004 một số ra của tạp chí Praxis giải quyết chính xác chủ đề này, cung cấp tư liệu những công nghệ nổi bật như ‘Vỏ bọc thông minh (SmartWrap)’ của Kieran Timberlake Associates, một chất liệu mặt tiền mới mang tính cách mạng được phát triển từ việc kết hợp điều chỉnh khí hậu, khai thác năng lượng, chiếu sáng, và thể hiện chỉ trong một miếng phim nhựa mỏng. xxxi
Những xu hướng như vậy chỉ ra mối quan tâm có quy tắc rộng rãi trong cách làm thế nào bảng ký hiệu kết hợp với công trình, điều được chỉ ra lần đầu bởi kiến trúc sư Venturi và Scott Brown những năm 1970. Khi đặt những lý thuyết của họ trong tất cả những sự phát triển của kiến trúc đương đại, bài viết này hướng tới xây dựng ý tưởng của Venturi và Scott Brown như là điểm khởi đầu của mối quan hệ mở rộng giữa bảng ký hiệu, nơi cư trú và bối cảnh
– LỜI CẢM ƠN-
Tôi xin chân thành cám ơn Denise Scott Brown, Robert Venturi, Sun-Young Park, Peter Feigenbaum, Sam Nicholson, Robert Aitcheson, Aaron Bowen, Jiwon Choi, Asiya Chowdhury, Ronald Evitts, Fernanda Freitas, Eric Hofmann, Jiin Ko, Eugene Kwak, Christopher Lee, Yoonwhe Leo Moon, Hillary Nicholson, Kevin O’Connor, Sebum Oh, Silvia Saponaro, James Simmons, Yong Sin, Anthony Tong, và James Venturi vì những lời khuyên, sự khuyến khích và bình luận trong khi viết bài tiểu luận này.
[xxi] Scott Brown, Denise, “The Redefinition of Functionalism,” Architecture as Signs and Systems: For a Mannerist Time, p. 162.
[xxii] Lynch, Kevin, “Environmental Adaptability,” pp. 16-24.
[xxiii] Hill, John, “One-Family Home,” A Weekly Dose of Architecture, (1999).
[xxiv] Ito, Toyo, Image of Architecture in Electronic Age, (2001).
[xxv] Besley, Catherine, Post Structuralism: A Very Short Introduction (Oxford: Oxford University Press, 2002).
[xxvi] Salingaros, Nikos, Anti-Architecture and Deconstruction (Soligen, Germany: Umbau-Verlag, 2004).
[xxvii] Venturi, Robert, “Architecture as Signs rather than Space,” Architecture as Signs and Systems: For a Mannerist Time, pp. 93-101.
[xxviii] Ashlock, Jesse, Signs and Systems: Q+A with Robert Venturi and Denise Scott Brown, (2004).
[xxix] Scott Brown, Denise, “The Redefinition of Functionalism,” Architecture as Signs and Systems: For a Mannerist Time, p. 164.
[xxx] Pearson, Clifford, “Free University Library,” Architectural Record (November, 2006), p. 139.
[xxxi] Gilmartin, Benjamin, “SmartWrap,” Praxis (February, 2004).
Nguồn dịch từ Archinect